Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Điểm tựa cho chiến thắng
Thủ tướng Shinzo Abe đã lựa chọn thời điểm “vàng” để tuyên bố bầu cử sớm nhằm tìm kiếm thêm một nhiệm kỳ mới. Dư luận Nhật Bản sau những bất ngờ đã lý giải nguyên nhân Thủ tướng Nhật đưa ra quyết định như vậy. Một mặt, đây là bước đi thường thấy ở các đảng cầm quyền ở Nhật Bản, giải tán Quốc hội trước khi hết nhiệm kỳ. Mặt khác đây là thời điểm thích hợp, khi đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản đang nhận được sự ủng hộ của cử tri. Điều này sẽ đảm bảo cho LDP một chiến thắng và giành được ưu thế ở cả 2 viện Quốc hội.
Bầu cử sớm cũng đồng thời là cơ hội để Thủ tướng vực dậy hình ảnh của mình vốn bị sụt giảm nghiêm trọng nhất là sau những bê bối cá nhân của ông hay thành viên Nội các của ông Abe đã phải từ chức vì các cáo buộc trong xử lý tài liệu quân đội. May mắn thay, sự kiện Triều Tiên đưa về cho ông nhiều lợi thế. Từ tỷ lệ ủng hộ rớt kỷ lục còn 37% trong tháng 7, đã tăng vọt lên gấp đôi sau khi Triều Tiên phóng tên lửa. Đa số cử tri Nhật Bản cho rằng, chính chính sách cứng rắn của ông với vấn đề Triều Tiên đã giúp ông ghi điểm.
Ở một góc nhìn khác, nhiều người lại cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản đang mạo hiểm với chính bản thân ông cũng như đảng LDP của mình. Điều này dù ít nhưng cũng không phải không có tiền lệ. PHân tích cuộc bầu cử này, hãng thông tấn AFP cho biết, có sự tương đồng với người đứng đầu nước Anh, bà Theresa May. Cả hai Thủ tướng đều lựa chọn thời điểm khi tỷ lệ ủng hộ đang lên cao, tuy nhiên bà May đã thật bại khi đã mất thêm 13 ghế Quốc hội. Liệu điều này có xảy ra với LDP ở Nhật Bản, mặc dù Thủ tướng Abe tuyên bố ông sẽ từ chức nếu LDP không giành chiến thắng.
Tương lai nào cho Nhật Bản?
Trong một kịch bản xấu, khi liên minh của Thủ tướng Abe mất 2/3 ghế để giành đa số tại Hạ viện, có thể ảnh hưởng tới mục tiêu sửa đổi Hiến pháp của LDP, với những nội dung nổi bật như quyền phòng vệ của Nhật Bản , có thể bảo vệ đồng minh ngay cả trong trường hợp Nhật Bản không phải là mục tiêu bị tấn công… Nếu giành được 2/3 số ghế Hạ viện, LDP có thể sửa đổi Hiến pháp mà không cần sự ủng hộ của phe đối lập.
Bên cạnh đó, phe đối lập chỉ trích quyết định bầu cử sớm này, họ cho rằng trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang ở thế nguy hiểm, nhiều mối đe dọa ngày càng gia tăng thì việc Thủ tướng tạo ra một khoảng trống chính trị là một bất lợi đối với Nhật Bản. Theo đa số cử tri Nhật Bản, nếu LDP thất bại sẽ tạo ra một khoảng trống quyền lực. Trong các lãnh đạo của đảng đối lập Nhật Bản, chưa người nào tỏ ra đủ độ tin cậy với cử tri.
Nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử sớm, ông Abe sẽ tiếp tuc trở thành Thủ tướng và là Thủ tướng có thời gian lãnh đạo dài nhất trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người đứng đầu Nhật Bản từ năm 2012 tới nay, nếu đắc cử nhiệm kỳ 3, ông sẽ làm Thủ tướng tới năm 2021.
Cuộc bầu cử trước hạn cũng là cách để Thủ tướng Abe giải quyết cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Nhật Bản khi đảng của ông LDP vừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Hội đồng thành phố Tokyo và lời chỉ trích thiên vị bạn thân trong việc mở rộng hoạt động 2 tổ hợp giáo dục. Những ý kiến về cuộc bầu cử trước hạn sẽ xóa nhòa những cáo buộc thiên vị trước Quốc hội.
Nếu tiếp tục tại nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa, Thủ tướng Abe cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như dân số già hóa, tỷ lệ sinh thấp và đặc biệt là căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên…. Theo Thủ tướng Abe, với cuộc bầu cử này ông sẽ chứng minh sự tín nhiệm của mình đồng thời thúc đẩy một chính sách mạnh mẽ hơn trong cả vấn đề đối nội và đối ngoại. Có thể vấn đề Triều Tiên sẽ là điểm mấu chốt quyết định kết quả của cuộc bầu cử tương lai.