Nhật Bản tạo thành mô mắt trong phòng thí nghiệm để chữa mù giác mạc
Trên số ra tuần này, Tạp chí Khoa học Tự nhiên của Anh đã xuất bản một bài viết trên phiên bản điện tử miêu tả một phương pháp tạo ra mô mắt bằng tế bào gốc của con người. Các nhà khoa học tạo phương pháp này bằng cách cấy mô tạo do bào mắt tạo ra vào những con vật bị mù giác mạc, tương tự quá trình phát triển thực tế của nhãn cầu. Họ học hy vọng mô có thể phục hồi chức năng nhãn cầu đã bị tổn thương, giúp bệnh nhân khôi phục thị lực.
Quy trình tạo mô mắt từ tế bào gốc của các nhà khoa học Nhật Bản để chữa mù giác mạc do bị tổn thương
Ông Kohji Nishida, giáo sư Đại học Osaka Nhật Bản cùng với đồng nghiệp đã tìm ra phương pháp tạo ra hệ thống tế bào mắt bằng tế bào gốc đa năng của con người.Phương pháp này có thể sản sinh ra cấu trúc điều trị ngoại bì tự hình hành (SEAM) ở nhiều khu vực
Theo kết quả nghiên cứu, tế bào mô giác mặt có thể được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Khi được cấy vào mắt của những con thỏ bị mù, nhũng tế bào này phát triển đầy đủ chức năng, phục hồi chức năng nhãn cầu trước và khôi phục thị lực cùa thỏ.
Tập thể công trình nghiên cứu hãnh diện cho biết kết quả cho thấy tiềm năng tạo ra tế bào để chữa khỏi những loại bệnh về mắt khác nhau. Quan trọng hơn họ có thể mở ra khả năng thử nghiệm lâm sang để rồi thông qua đó những người mù sẽ có thể nhìn lại thế giới.