Nhật Bản chế tạo thiết bị robot nội soi siêu nhỏ

21-04-2014 10:18 | Quốc tế
google news

SKĐS - Nhật Bản vừa sáng chế thành công một con robot y tế siêu nhỏ có khả năng nội soi, với kích thước chỉ bằng viên thuốc con nhộng, nó có thể cung cấp những hình ảnh chụp được trong dạ dày, ruột của con người.

Nhật Bản vừa sáng chế thành công một con robot y tế siêu nhỏ có khả năng nội soi, với kích thước chỉ bằng viên thuốc con nhộng, nó có thể cung cấp những hình ảnh chụp được trong dạ dày, ruột của con người.

Robot nội soi công nghệ cao - thành tựu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản.

Robot nội soi công nghệ cao - thành tựu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản.

Giáo sư Ito Takahiro, Viện Công nghệ Kyushu, Nhật Bản là người phát triển thiết bị nội soi siêu nhỏ hình con nhộng. Thiết bị này có khả năng chụp ảnh và kiểm tra dạ dày - ruột của người sau khi được nuốt vào. Thiết bị y tế robot này được cho là cao cấp hơn với các sản phẩm trước đó, như kiểm soát thông qua tín hiệu radio, hoàn thành cuộc hành trình qua bộ phận tiêu hóa của cơ thể chỉ mất 2 giờ đồng hồ.

Sản phẩm tiên phong trong lĩnh vực này là Gizmo của các nhà nghiên cứu Israel là robot nội soi có kích thước của một viên thuốc. Gizmo đã được áp dụng nội soi phát hiện bệnh trên 2 triệu người. Tuy nhiên để chụp được ảnh cơ quan tiêu hóa, viên nang này phải mất tới 10 giờ đồng hồ để đi hết hệ thống tiêu hoá của cơ thể, như thực quản, dạy dày, ruột, đại tràng. Còn thiết bị của các nhà sáng chế Nhật Bản vừa công bố có khả năng hoàn thành cuộc hành trình “nội soi”của mình trong 1 giờ đồng hồ.

Điểm đột phá trong phát minh lần này của các nhà khoa học thuộc Học viện công nghệ Kyushu, trong quá trình thu thập hình ảnh, các quan sát trên máy tính, nếu thấy bất kỳ điều gì khả nghi, robot được ra lệnh, lập tức một cánh tay robot siêu nhỏ sẽ bật ra để thu thập mẫu bệnh phẩm phục vụ cho việc sinh thiết tế bào. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa.

Thiết bị mới này được xem là loại máy quay “tự hành” trong cơ thể người, đến khu vực mục tiêu rất nhanh và rút ngắn đáng kể khoảng thời gian tiến hành nội soi.

Mặc dù có kích thước siêu nhỏ nhưng loại robot y tế nội soi tự hành này lại có một tính năng ưu việt mới như có một cửa sập, khi được lệnh, nó sẽ mở cửa sập để phát tán thuốc tại một vị trí cụ thể. Đây được xem là hướng mới trong điều trị trúng đích các vết thương hoặc khối u của đường tiêu hoá.

Hiện thiết bị này đã được thử nghiệm thành công trên ruột lợn và dự kiến sẽ bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng trên người vào đầu năm 2016. Các nhà khoa học đang tìm kiếm công ty có thể sản xuất hàng loại các thiết bị này để đưa ra thị trường phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của con người.

Ngày nay thị trường kinh doanh robot công nghiệp toàn cầu trị giá khoảng 1000 tỷ yên, tương ứng với 9,68 tỷ USD. Thị trường đối với ngành sản xuất robot y tế, chăm sóc điều dưỡng ước tính chiếm khoảng một nửa con số trên, theo ước tính nó sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2020.

Hải Yến (Theo Nikkei)

 


Ý kiến của bạn