“Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo” - Báu vật từ quá khứ

18-02-2017 08:09 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Ra mắt lần đầu cách đây gần 50 năm, mới đây cuốn sách “Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo” của cố Giáo sư Nguyễn Văn Hầu đã được trở lại với bạn đọc trong một diện mạo hoàn toàn mới. Sau gần nửa thế kỷ, giá trị của cuốn sách dường như không thay đổi, mà đó vẫn là nguồn tư liệu quý giá với bạn đọc ngày nay.

nhận thức Phật giáo hòa hảo

Với sự hỗ trợ của gia đình tác giả, “Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo” (Saigon Books và NXB Tôn Giáo) được tái bản từ bản in lần đầu do Hương Sen ấn hành vào năm 1969. Ở lần tái bản này, ngoài Lời tựa, Lời bạt và 19 chương sách khảo luận công phu trí tuệ của cố Học giả Nguyễn Văn Hầu, cuốn sách còn được bổ sung phần Phụ lục, gồm 6 bài viết cũng là những nhận xét khách quan của các nhà trí thức, học giả, triết gia, trong và ngoài nước như: Sơn Nam, Nguyễn Hiến Lê, Minh Chi, Phạm Cao Dương, Phạm Công Thiện...

Từ tiền thân là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, đến năm 1939 nền đạo học này được mang tên chính thức là Phật Giáo Hòa Hảo - tức là Phật giáo ở làng Hòa Hảo (thuộc thị trần Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang ngày nay). Như lời khẳng định của Đức Huỳnh Phú Sổ (hay còn gọi là Đức Huỳnh Giáo Chủ “cốt lõi giáo lý của đạo Hòa Hảo chính là giáo lý của Phật Thích Ca” tuy cội nguồn ở Ấn Độ, nhưng đã được truyền đến nước ta vào những năm đầu Công nguyên, tức là một tôn giáo có truyền thống hơn 19 thế kỷ của một đạo dân tộc, hòa vận mệnh của mình vào vận mệnh của dân tộc. Ngay thi sĩ cận đại Hồ Dzếnh từng có thơ:

“Trang sử Việt

Đồng thời là trang sử Phật

Trải qua bao độ hưng suy

Có nguy mà chẳng mất”.

Kể từ khi ra đời, chỉ trong một phần tư thế kỷ, Đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Việt Nam và gây được tiếng vang lớn lao trên trường quốc tế. Điều gì đã tạo nên sự thành công vang dội này, nhất là khi đó Huỳnh Phú Sổ mới chỉ là một thanh niên 19 tuổi, học hành dở dang do vấn đề sức khỏe?

Trong cuốn sách của mình, cố Giáo sư Nguyễn Văn Hầu đã lý giải: “Để giải đáp thắc mắc ấy, chúng ta nhận được một cách rõ ràng rằng trước hết Đức Giáo Chủ đã nhận thức được thời cơ, đã nắm vững được mối mặc khải của lý thiên đình. Kế đó Ngài đã biết nắm lấy nông dân trên một miền đất phì nhiêu là Hậu Giang để làm căn cứ và xuất phát điểm. Và sau cùng, Ngài đã hướng được đa số nhân dân quay về một mối. Thế là các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Ngài đều có đủ trong tay”.

Ngoài những yếu tố kể trên, thêm một lý do làm cho Phật Giáo Hòa Hảo phát triển trên hai phương diện thực chất và ảnh hưởng mà Giáo sư Nguyễn Văn Hầu chỉ ra: “Ngài có một căn bản giáo lý vững chắc: đem Tứ Ân dạy người tu tròn nhân đạo, lấy Tịnh Độ đưa tín đồ đến chỗ giải thoát trần lao. Ngài còn có tư tưởng tiến bộ trên căn bản Quốc gia Dân Tộc để đưa người ta đến một xã hội công bằng”.

Để thực hiện công việc truyền giáo, Đức Giáo Chủ đã đích thân viết ra Kệ Giảng. Chính nhờ Kệ Giảng đó mà phổ truyền một cách sâu rộng chủ trương canh tân phương pháp tu Phật của Ngài và nhờ đó mà hàng triệu người ngộ đạo và quay về với chân tính, tự tâm. Những tác phẩm của Đức Giáo Chủ viết ra, phần nhiều thuộc thể văn vần. Có thể kể những tác phẩm trường thiên sau đây của Đức Giáo Chủ: Sám Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm, Kệ Dân Của Người Khùng, Sám Giảng, Giác Mê Tâm Kệ, Khuyến Thiện, Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền.

Giáo sư Sử học Trần Nguyên Bình đánh giá: “Đọc Thi Văn Sấm Giảng không ai bảo ai, mà người nào người nấy đều tin tưởng rằng, tuy nước nhà đương trải qua một hồi cực bĩ, nhưng sẽ có một tương lai huy hoàng xán lạn. Tác dụng của Sấm giảng về điểm này thực vô cùng quan trọng. Giữa lúc đất nước bị qua phân, giữa lúc lòng người chia rẽ, xã hội băng hoại đến cùng cực, giữa lúc những biến chuyển ở bên ngoài ảnh hưởng không mấy tốt đẹp đến nội tình đất nước, lòng người hoang mang mất tin tưởng ở vận mạng loài người, Phật Giáo Hòa Hảo đã là một thứ dầu mầu nhiệm nuôi ngọn lửa lòng người cho người dân Việt”.

Là một công trình nghiên cứu đi từ điền dã, “Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo” đã phác họa bức chân dung đầy đủ nhất về Phật Giáo Hòa Hảo, từ lịch sử hình thành, phương thức hoạt động cho đến sức ảnh hưởng đối với cộng đồng trong nước lẫn thế giới. Đặc biệt, trước mỗi chương sách, Giáo sư Nguyễn Văn Hầu đã sử dụng những câu thơ văn trích dẫn do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng tác; cùng với đó là lối viết mềm mại, linh hoạt, tổng hợp từ 3 lĩnh vực: Tôn giáo, Lịch sử và Văn học; làm cho cuốn sách trở nên hấp dẫn, không còn tính khô cứng của một công trình nghiên cứu khoa học.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng đặt trong bối cảnh xã hội ngày nay, với những  giá trị mà cuốn sách mang lại, “Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo” đã không còn là cuốn sách đọc trong nội bộ cộng đồng Phật Giáo Hòa Hảo mà nó đã mang tầm vóc lớn hơn, đã vượt không gian, thời gian để trở thành một tác phẩm cung cấp kiến thức một cách chi tiết và hệ thống cho tất cả những ai, kể cả những trí thức hàn lâm, muốn tìm hiểu về một nền Đạo mới được thành lập ở Việt Nam giữa đầu thế kỷ 20.

THÔNG TIN TÁC GIẢ:

Học giả Nguyễn Văn Hầu, hiệu là Bút Trạch, sinh năm 1922 tại An Giang, là người am tường chữ Hán, chữ Pháp. Ông viết báo, viết sách, diễn thuyết , dạy văn sử học tại trung và đại học. Ông là một học giả có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử phát triền miền Hậu Giang. Ông cũng từng quan sát và khảo cứu tại chỗ về văn minh và cổ học tại nhiều nước châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ.

Ông mất ngày 12 tháng 3 năm 1995, để lại trên 20 tác phẩm về nhiều lãnh vực: văn học, biên khảo và tôn giáo.

Các tác phẩm tiêu biểu: Văn học: Thuật viết văn, Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ (bộ 2 cuốn), Văn học miền Nam lục tỉnh (bộ 3 cuốn), Nửa tháng trong miền Thất Sơn (du ký); Biên khảo: Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, Việt Nam tam giáo sử đại cương, Việt sử kinh nghiệm... cùng các tác phẩm về lĩnh vực Tôn giáo như: Tu rèn tâm trí, Muốn về cõi Phật, Pháp luận, Thất Sơn màu nhiệm, Sấm truyền Đức Phật Thầy Tây An.

“Trang sử Việt
Đồng thời là trang sử Phật
Trải qua bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất”.
Kể từ khi ra đời, chỉ trong một phần tư thế kỷ, Đạo Phật Giáo Hòa Hảo đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Việt Nam và gây được tiếng vang lớn lao trên trường quốc tế. Điều gì đã tạo nên sự thành công vang dội này, nhất là khi đó Huỳnh Phú Sổ mới chỉ là một thanh niên 19 tuổi, học hành dở dang do vấn đề sức khỏe?
Trong cuốn sách của mình, cố Giáo sư Nguyễn Văn Hầu đã lý giải: “Để giải đáp thắc mắc ấy, chúng ta nhận được một cách rõ ràng rằng trước hết Đức Giáo Chủ đã nhận thức được thời cơ, đã nắm vững được mối mặc khải của lý thiên đình. Kế đó Ngài đã biết nắm lấy nông dân trên một miền đất phì nhiêu là Hậu Giang để làm căn cứ và xuất phát điểm. Và sau cùng, Ngài đã hướng được đa số nhân dân quay về một mối. Thế là các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Ngài đều có đủ trong tay”.
Ngoài những yếu tố kể trên, thêm một lý do làm cho Phật Giáo Hòa Hảo phát triển trên hai phương diện thực chất và ảnh hưởng mà Giáo sư Nguyễn Văn Hầu chỉ ra: “Ngài có một căn bản giáo lý vững chắc: đem Tứ Ân dạy người tu tròn nhân đạo, lấy Tịnh Độ đưa tín đồ đến chỗ giải thoát trần lao. Ngài còn có tư tưởng tiến bộ trên căn bản Quốc gia Dân Tộc để đưa người ta đến một xã hội công bằng”.
Để thực hiện công việc truyền giáo, Đức Giáo Chủ đã đích thân viết ra Kệ Giảng. Chính nhờ Kệ Giảng đó mà phổ truyền một cách sâu rộng chủ trương canh tân phương pháp tu Phật của Ngài và nhờ đó mà hàng triệu người ngộ đạo và quay về với chân tính, tự tâm. Những tác phẩm của Đức Giáo Chủ viết ra, phần nhiều thuộc thể văn vần. Có thể kể những tác phẩm trường thiên sau đây của Đức Giáo Chủ: Sám Giảng Khuyên Người Đời Tu Niệm, Kệ Dân Của Người Khùng, Sám Giảng, Giác Mê Tâm Kệ, Khuyến Thiện, Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền.
Giáo sư Sử học Trần Nguyên Bình đánh giá: “Đọc Thi Văn Sấm Giảng không ai bảo ai, mà người nào người nấy đều tin tưởng rằng, tuy nước nhà đương trải qua một hồi cực bĩ, nhưng sẽ có một tương lai huy hoàng xán lạn. Tác dụng của Sấm giảng về điểm này thực vô cùng quan trọng. Giữa lúc đất nước bị qua phân, giữa lúc lòng người chia rẽ, xã hội băng hoại đến cùng cực, giữa lúc những biến chuyển ở bên ngoài ảnh hưởng không mấy tốt đẹp đến nội tình đất nước, lòng người hoang mang mất tin tưởng ở vận mạng loài người, Phật Giáo Hòa Hảo đã là một thứ dầu mầu nhiệm nuôi ngọn lửa lòng người cho người dân Việt”.
Là một công trình nghiên cứu đi từ điền dã, “Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo” đã phác họa bức chân dung đầy đủ nhất về Phật Giáo Hòa Hảo, từ lịch sử hình thành, phương thức hoạt động cho đến sức ảnh hưởng đối với cộng đồng trong nước lẫn thế giới. Đặc biệt, trước mỗi chương sách, Giáo sư Nguyễn Văn Hầu đã sử dụng những câu thơ văn trích dẫn do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng tác; cùng với đó là lối viết mềm mại, linh hoạt, tổng hợp từ 3 lĩnh vực: Tôn giáo, Lịch sử và Văn học; làm cho cuốn sách trở nên hấp dẫn, không còn tính khô cứng của một công trình nghiên cứu khoa học.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, nhưng đặt trong bối cảnh xã hội ngày nay, với những  giá trị mà cuốn sách mang lại, “Nhận thức Phật Giáo Hòa Hảo” đã không còn là cuốn sách đọc trong nội bộ cộng đồng Phật Giáo Hòa Hảo mà nó đã mang tầm vóc lớn hơn, đã vượt không gian, thời gian để trở thành một tác phẩm cung cấp kiến thức một cách chi tiết và hệ thống cho tất cả những ai, kể cả những trí thức hàn lâm, muốn tìm hiểu về một nền Đạo mới được thành lập ở Việt Nam giữa đầu thế kỷ 20.

PV
Ý kiến của bạn