Hà Nội

Nhận định mới nhất về biến thể lai Deltacron

15-03-2022 17:43 | Y học 360
google news

SKĐS- Theo các nhà khoa học, biến thể gần đây của SARS-CoV-2 được xác định lai giữa biến thể Omicron và Delta không có khả năng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng.

Biến thể lai Deltacron rất hiếm và vẫn chưa cho thấy khả năng lây lan theo cấp số nhân

Biến thể lai mới này lần đầu tiên được tìm thấy trong các mẫu thu thập ở Pháp vào tháng 1/2022, và chính thức được gọi là biến thể lai AY.4/BA.1, nhưng được một số nhà khoa học đặt tên là Deltacron.

Theo cơ sở dữ liệu quốc tế về trình tự gen của virus, tính đến ngày 10/3/2022, đã có 33 mẫu của biến thể Deltacron được xác định ở Pháp, 8 mẫu ở Đan Mạch, 1 mẫu ở Đức và 1 mẫu ở Hà Lan. Ngoài ra, còn có 2 trường hợp mới được xác định ở Mỹ.

Etienne Simon-Loriere, chuyên gia virus học tại Viện Pasteur ở Paris (Pháp), người đã tham gia vào việc xác nhận biến thể lai ở Pháp, cho biết: "Mặc dù sự lai tạo giữa biến thể Delta và Omicron rất dễ lây lan và dường như có thể dẫn tới tình trạng "báo động", nhưng thực tế biến thể lai này chưa phải là mối quan tâm mới".

"Mặc dù Deltacron đã tồn tại từ tháng 1/2022 nhưng biến thể lai này rất hiếm và vẫn chưa cho thấy khả năng lây lan theo cấp số nhân" - Simon-Loriere cho biết thêm.

Biến thể lai Deltacron hiếm gặp và chưa phải là mối quan tâm lớn - Ảnh 2.

Biến thể lai Deltacron rất hiếm gặp

Ý kiến của chuyên gia

Theo các chuyên gia, protein gai của biến thể lai Deltacron gần như hoàn toàn có nguồn gốc từ biến thể Omicron, phần ít còn lại có nguồn gốc từ biến thể Delta. Protein gai đóng một vai trò quan trọng trong xâm nhiễm virus và là mục tiêu chính của các kháng thể được kích hoạt bởi vaccine và tình trạng mắc bệnh trước đó. Điều đó có nghĩa là khả năng phòng thủ của kháng thể chống lại biến thể Omicron mà con người có được thông qua tiêm vaccine hoặc mắc COVID-19 trước đó cũng sẽ có hiệu quả chống lại biến thể lai này.

Simon-Loriere nhấn mạnh: "Bề mặt của biến thể virus lai rất giống với biến thể Omicron, vì vậy cơ thể con người có thể sẽ nhìn nhận nó tương tự như biến thể Omicron. Và giống như biến thể Omicron, biến thể lai này cũng có thể ít gây ra tình trạng bệnh nặng hơn so với các biến thể trước đó".

Các nhà khoa học cho rằng, các protein gai đặc thù của biến thể Omicron cũng đóng vai trò trong việc gây ra tình trạng bệnh COVID-19 ít nghiêm trọng hơn. Mặc dù biến thể Omicron sử dụng các protein gai để xâm nhập các tế bào vùng mũi và đường hô hấp trên, nhưng dường như nó lại không xâm nhập sâu vào trong phổi. Và biến thể lai Deltacron có thể hoạt động theo cơ chế tương tự như vậy.

Simon-Loriere và các nhà khoa học khác đang tiếp tục tiến hành các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu thêm về biến thể Deltacron mới này và kết quả có thể có trong vài tuần tới.

Giới khoa học lo ngại về hướng tiến hóa mới của biến thể nCoVGiới khoa học lo ngại về hướng tiến hóa mới của biến thể nCoV

SKĐS - Khi thế giới bước sang năm thứ 3 của đại dịch, giới khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu và lo ngại về hướng tiến hóa mới của virus corona thông qua các loài khác. Liệu COVID-19 có thể lây nhiễm sang động vật, xâm nhập trở lại con người, mang đến các biến thể mới và nguy hiểm hay không?

Mời xem video được quan tâm:

10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19


BS.Tài Văn
Ý kiến của bạn