Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng tại khớp mà nó còn khiến nhiều bộ phận trong cơ thể bị tổn thương. Cùng với nỗi đau khớp, người bệnh còn gặp phải hàng loạt các vấn đề khác như: mệt mỏi, chán ăn, sốt, viêm phổi, viêm mạch máu, nổi nốt thấp trên da, khô miệng, suy giảm thị lực…
Nhận diện căn bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn điển hình. Hiểu đơn giản là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công chính các tế bào khỏe mạnh như mô, khớp, các cơ quan và nhận diện chúng giống như một tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Tại Mỹ, khoảng 1,5 triệu người bị viêm khớp dạng thấp, trong đó tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 3 lần đàn ông. Mặc dù có nhiều nghiên cứu, nhưng người ta không tìm ra được nguyên nhân cụ thể nào gây viêm khớp dạng thấp.
Viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến những khớp đối xứng nhau ở cả 2 bên, mặc dù có thể không phải cùng một thời điểm. Ví dụ, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng lên cả 2 bàn tay, 2 chân hoặc 2 khuỷu tay.
Viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể ngoài khớp, chẳng hạn như da, các dây thần kinh, gân, cơ, mắt, tim, thận và phổi. Cùng với đó là các biểu hiện toàn thân như sốt nhẹ, kém ăn, rối loạn thần kinh thực vật khiến bệnh nhân mệt mỏi, xanh xao, gầy sút…
Có nhiều thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
Có nhiều thuốc không qua kê đơn và thuốc kê đơn, cũng như các phương pháp điều trị khác có thể giúp kiểm soát viêm khớp, nhưng trước hết cần phải xác định được viêm khớp loại nào, có đúng là bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp hay không. Xét nghiệm máu có thể giúp loại trừ viêm khớp dạng thấp, còn chụp X-quang nhằm đánh giá được mức độ tổn thương khớp. Nếu như bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì nhiều nhà khoa học tin rằng, bệnh này có một sự liên kết với yếu tố di truyền.
Minh Hà
Hiện nay, xu hướng được nhiều người lựa chọn là dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp lâu dài. Tiêu biểu trong số đó và đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh. Sản phẩm có thành phần chính là hy thiêm kết hợp cùng các dược liệu như: sói rừng, bạch thược, nhũ hương… giúp chống viêm, giảm đau nhức khớp, tăng cường hồi phục vận động khớp, hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng, biến chứng do viêm khớp dạng thấp.
Năm 2014, Hoàng Thấp Linh đã vinh dự nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt cho gia đình và trẻ em" do người tiêu dùng bình chọn và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp đạt kết quả tốt, người bệnh nên duy trì dùng bổ sung Hoàng Thấp Linh kết hợp với chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D; tập thể dục nhẹ nhàng… và cần được sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng thực phẩm chức năng Hoàng Thấp Linh trong hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp:
Nghiên cứu về tác dụng của Hoàng Thấp Linh đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp hoàn thành năm 2013 tại bệnh viện E (Hà Nội) thực hiện trên 60 trường hợp, được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm điều trị theo phác đồ nền (dùng corticosteroid, chloroquin, methotrexat) và 1 nhóm điều trị theo phác đồ nền kết hợp dùng Hoàng Thấp Linh. Trong thời gian 1 tháng, kết quả cho thấy: tỷ lệ người cải thiện 20% thang đau và thang hoạt động bệnh ở nhóm dùng phác đồ nền kết hợp với Hoàng Thấp Linh cao hơn nhóm không sử dụng Hoàng Thấp Linh (có ý nghĩa thống kê với p<0,05).
Về các tiêu chí đánh giá khác, kết quả ở nhóm dùng Hoàng Thấp Linh đều cao hơn ở nhóm đối chứng lần lượt là: ACR20 (giảm 20% của 5/7 tiêu chuẩn ACR): 66,6% so với 56,6%; ACR50 (giảm 50% của 5/7 tiêu chuẩn ACR): 23,3% so với 16,6%; DAS28 (cải thiện hoạt động bệnh theo tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Châu Âu): 63,3% so với 53,2%. Tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Điều này được lý giải là do thời gian nghiên cứu ngắn (chỉ trong 1 tháng). Sản phẩm không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, tim và cơ quan tạo máu.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh