Hiểu một cách đơn giản, sỏi mật là sự lắng đọng bất thường của dịch mật, tạo nên những hạt cứng, rắn như đá (sỏi viên) hoặc ở dạng nhầy như bùn (sỏi bùn mật).
Trước đây, giun sán là một yếu tố gây bệnh nhưng ngày nay nguyên nhân này không còn phổ biến. Hiện nay, bệnh sỏi mật chủ yếu là do rối loạn chuyển hóa làm thay đổi lượng cholesterol, sắc tố mật và muối mật trong dịch mật, tạo điều kiện hình thành sỏi. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người béo phì, tiểu đường... có nguy cơ sỏi mật cao hơn.
Hình ảnh sỏi túi mật
Biểu hiện của sỏi túi mật
Cơn đau quặn mật là triệu chứng thường gặp nhất ở có sỏi mật. Một cơn đau quặn mật điển hình có các tính chất sau đây:
So với cơn đau quặn mật do sỏi kẹt cổ túi mật, cơn đau quặn mật do sỏi kẹt đường mật thường khởi phát ít đột ngột hơn và mức độ đau cũng ít hơn. Ngoài đau bụng, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: sốt kèm vã mồ hôi, ớn lạnh: Do nhiễm trùng đường mật, viêm túi mật. Có thể sốt cao đến 38 - 39 độ C kèm theo cơn đau sỏi mật dữ dội, vã mồ hôi nhưng cũng có khi chỉ sốt nhẹ nhưng kéo dài. Đây là một điểm quan trọng để phân biệt triệu chứng sỏi mật và bệnh dạ dày; Rối loạn tiêu hóa: Cơn đau cấp tính ở túi mật có thể gây buồn nôn và nôn, đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, sợ mỡ, rất dễ nhầm với bệnh dạ dày - tá tràng và bệnh đường tiêu hóa.
Khi mắc bệnh sỏi túi mật đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong khi thăm khám bằng siêu âm ổ bụng. Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật: trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.
Sỏi túi mật có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, như viêm túi mật cấp, viêm đường mật, viêm tụy cấp…
Khi nào cần điều trị?
Hiện tại, trên thế giới, phẫu thuật cắt túi mật nội soi được xem như là phương pháp duy nhất được chọn trong điều trị ngoại khoa sỏi túi mật. Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng hoặc biến chứng. Người ta còn bàn cãi về chỉ định mổ cho trường hợp sỏi túi mật chưa gây triệu chứng, chưa gây tổn thương cho túi mật. Nếu chỉ định mổ thì phương pháp được chọn ở đa số các bác sĩ vẫn là cắt túi mật. Sau mổ bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường vì vẫn đầy đủ mật từ gan qua ống mật đi xuống ruột giúp tiêu hóa, sinh hoạt làm việc bình thường, “quan hệ vợ chồng” không bị ảnh hưởng, không làm giảm tuổi thọ, không cần dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa khác.
Cách phòng bệnh sỏi mật
Phòng bệnh sỏi mật hiệu quả nhất là thực hiện khám định kỳ để kịp phát hiện và điều trị nguyên nhân gây sỏi mật ở những bệnh nhân như bệnh ở đoạn ruột cuối làm giảm hấp thu muối mật, rối loạn lipid máu...; Kiểm soát ăn uống chống thừa cân béo phì, tránh ăn chế độ ăn giàu calo, tránh dùng các thuốc estrogen chữa bệnh cho người có bệnh sỏi mật từ trước; Định kỳ 6 tháng một lần tẩy giun, thực hiện ăn chín uống sôi để tránh nhiễm giun.