1.Sỏi túi mật hình thành như thế nào?
Sỏi mật là những tinh thể rắn với kích thước đa dạng hình thành bên trong túi mật. Đây là do tình trạng bão hòa quá mức của các thành phần trong dịch mật gồm: muối canxi, cholesterol và sắc tố mật. Các tinh thể nhỏ hình thành gắn kết với nhau dần tạo thành sỏi kích thước lớn hơn. Một người có thể có một hoặc nhiều viên sỏi kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp bị sỏi túi mật đều nguy hại, mà nó còn phụ thuộc vào số lượng, kích thước và tính chất của từng loại sỏi.
Sỏi túi mật có 2 loại phổ biến: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố:
-Sỏi cholesterol: là sỏi được hình thành chủ yếu do sự lắng đọng của cholesterol trong dịch mật. Bệnh hay gặp ở phụ nữ
-Sỏi sắc tố: thường xuất hiện do nhiễm khuẩn đường ruột hay các bệnh như xơ gan, viêm gan…
2. Ai dễ mắc sỏi túi mật?
Sỏi túi mật này có tỉ lệ mắc bệnh khá cao ở nước ta. Bất cứ ai cũng có thể bị sỏi túi mật, nhưng bệnh hay gặp ở các đối tượng như:
- Người thừa cân, béo phì
- Phụ nữ dùng thuốc tránh thai kéo dài
- Do hấp thu quá nhiều cholesterol dẫn đến dư thừa
- Người mắc bệnh viêm đường ruột như: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…
- Người bị tiểu đường hoặc những bệnh khác hạn chế chức năng của túi mật hoặc làm chậm nhu động ruột
3.Biểu hiện của sỏi túi mật
Đa số bệnh nhân bị sỏi túi mật thường không có triệu chứng gì và được tình cờ phát hiện khi đi thăm khám các bệnh khác. Bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các dấu hiệu điển hình:
-Các cơn đau quặn bụng: là triệu chứng hay gặp nhất. Đau thường xảy ra ở vùng thượng vị hoặc ở vùng bụng bên phải. Cơn đau thường nhiều và liên tục khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn. Thường đau theo từng cơn riêng biệt, không âm ỉ. Các cơn đau kéo dài từ 30 phút đến vài giờ. Các cơn đau thường xuất hiện nhiều trong vài giờ sau khi ăn hoặc đau vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
-Bên cạnh những cơn đau quặn bụng, người bị bệnh sỏi túi mật còn có biểu hiện nôn và buồn nôn. Có thể sốt, vàng da nếu bệnh đã sang giai đoạn nặng.
4.Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không?
Bệnh sỏi mật nếu không được chữa trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Viêm túi mật cấp: Khi các viên sỏi mật mắc kẹt ở cổ túi mật gây viêm túi mật khi đó người bệnh thường xuyên bị đau và sốt cao.
- Tắc nghẽn ống tụy: Các viên sỏi mật có thể chèn ép và gây tắc ống tụy, lâu dần có thể gây viêm tụy làm bệnh nhân đau bụng dữ dội
- Ung thư túi mật: Đây là nguyên nhân khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao hơn người bình thường.
- Sốc nhiễm khuẩn đường mật: là biến chứng rất nặng và nguy hiểm. Khi bị biến chứng này người bệnh sẽ khó thở, tim đập nhanh, rối loạn tâm thần…
- Chảy máu đường mật: Sỏi làm tắc ống mật chủ sẽ dẫn đến tình trạng ứ mật trong gan, có khả năng dẫn đến chảy máu đường mật.
5.Khi nào cần mổ sỏi túi mật?
Phẫu thuật lấy sỏi là một phương pháp chữa sỏi mật hiệu quả, Tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định mổ. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe, kích thước sỏi mật sẽ đưa ra quyết định có nên phẫu thật hay không.
- Sỏi túi mật trên 1cm và không có triệu chứng: người bệnh có thể không cần điều trị. Bên cạnh đó, cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giảm nguy cơ sỏi túi mật phát triển lớn và nhiều hơn, đồng thời kiểm tra thường xuyên phát hiện xem sỏi có lớn hơn không.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chủ động phẫu thuật trước khi mang thai để đề phòng trường hợp xảy ra biến chứng trong thời kỳ mang thai.
- Nếu sỏi túi mật xuất hiện ở phụ nữ mang thai, không nên can thiệp phẫu thuật hay điều trị ngay nếu không quá nguy hiểm. Bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị phẫu thuật sau sinh.
- Sỏi nhỏ 2 – 3mm: Tuy có kích thước nhỏ nhưng sỏi 2 – 3mm lại nguy hiểm hơn sỏi lớn 1 – 2cm. Nguyên nhân là do sỏi nhỏ có thể gây biến chứng rất nặng là viêm tụy cấp hoại tử. Do đó, nếu phát hiện có sỏi mật 2 – 3mm, cần phẫu thuật ngay dù chưa có biểu hiện bệnh.
- Sỏi gây đau, sốt: Khi gặp những triệu chứng này, bệnh nhân cần được điều trị bằng phẫu thuật.
Cần phẫu thuật cắt túi mật nếu sỏi gây triệu chứng nguy hiểm
Phẫu thuật cắt túi mật nội soi là phương pháp được áp dụng chủ yếu hiện nay. Bác sĩ sẽ rạch 3 lỗ nhỏ trên thành bụng để đưa dụng cụ phẫu thuật nội soi vào khu vực túi mật, sau đó cắt bỏ và đưa ra ngoài. bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi 1 - 2 ngày sau phẫu thuật sẽ phục hồi và dần sinh hoạt bình thường
6.Làm gì để phòng ngừa sỏi mật?
- Sỏi mật là bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Có chế độ ăn lành mạnh: ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, ngũ cốc… hàng ngày. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng…
- Ăn uống điều độ, đúng giờ, không bỏ bữa là thói quen tốt nhất để phòng bệnh.
- Giảm cân một cách từ từ vì sự thay đổi cân nặng quá nhanh có thể là nguyên nhân gây sỏi mật
- Duy trì cân nặng hợp lý vì Béo phì, thừa cân làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
- Tăng rèn luyện thể chất.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Cách nào để giảm cân không cần cardio? | SKĐS