Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm tăng cân
Theo PGS.TS. Phạm Ngọc Khái, Hội Dinh dưỡng Việt Nam, mỗi trẻ sơ sinh đều có tốc độ phát triển khác nhau, có tăng tháng đầu tăng cân nhanh nhưng có bé lại tăng rất ít. Chính những điều này lại gây khó khăn cho ba mẹ khi cần nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân do vấn đề sức khỏe.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể dễ dàng nhận biết. Trong 2 tuần đầu sau sinh, bé thường bị giảm cân sinh lý nhưng sẽ nhanh chóng lấy lại mức cân này. Tuy nhiên, nếu trẻ không tăng cân như ban đầu sau 2 tuần sau sinh thì đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm tăng cân.
Chỉ số cân nặng, chiều cao dưới mức tiêu chuẩn, thường ở mức độ 2 tức là bé đang tăng cân cực kỳ chậm. Bé quấy khóc nhiều, ngủ không ngon giấc hoặc đòi ăn liên tục. Bé bỏ bú, bú ít hoặc bú nhiều lần nhưng lượng sữa bú rất ít nên khiến con nhanh đói.
Ngoài các dấu hiệu trên, một số trường hợp trẻ sơ sinh chậm tăng cân còn do cơ địa. Khi đó, nếu cân nặng bé không đạt chuẩn nhưng lại hoàn toàn khỏe mạnh và không có các dấu hiệu trên thì ba mẹ không cần lo lắng.
Để xác định được đúng nguyên nhân trẻ chậm tăng cân thì bác sĩ cần dành nhiều thời gian để đánh giá qua các xét nghiệm, chế độ ăn, lịch sử sức khỏe, các hoạt động của trẻ. Nếu trẻ không phát triển đúng chuẩn tức là trẻ ăn uống không tốt hoặc hấp thụ chất dinh dưỡng không đúng cách.
Những nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân có thể do nguyên nhân bé không được bú đủ số lần trong ngày. Điều này cũng do mẹ chưa nắm rõ được nhu cầu bú của bé, nhận biết bé no hay đói. Tuần đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh phải được bú từ 8 – 10 lần mỗi ngày và các cữ cách nhau 2 – 3 tiếng. Nếu các cữ bú quá gần nhau hoặc cách nhau quá lâu hay thời gian bú ngắn cũng làm khả năng bú của trẻ kém hơn, dẫn đến trẻ không bú đủ lượng sữa bé cần để tăng cân đúng chuẩn.
Trẻ ngậm ti mẹ đúng cách sẽ giúp trẻ bú sữa dễ dàng mà không cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Nhưng đối với trẻ sơ sinh nếu ngậm ti sai cách hoặc phản xạ bú quá yếu sẽ làm trẻ không mút đủ lực. Từ đó khiến trẻ không nhận đủ lượng sữa từ mẹ, dẫn đến không có dinh dưỡng để tăng cân.
Lượng sữa mẹ không cung cấp đủ cho nhu cầu bú của trẻ, tình trạng này thường xảy ra khi mẹ bị mất ngủ hay căng thẳng kéo dài, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, bị trầm cảm sau sinh, thể trạng yếu, mắc bệnh lý nền… cùng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Điều này làm cho trẻ bị đói, tăng cân chậm nên nếu gặp phải trường hợp này mẹ hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chữa trị ngay nhé.
Mỗi trẻ sơ sinh thường bú khoảng 8 – 12 cữ nếu ăn sữa mẹ hoàn toàn hoặc 6 – 8 cữ nếu ăn cùng sữa công thức. Trong tháng đầu sau sinh, mỗi cữ bé bú khoảng 35 – 80ml và thời gian bú từ 15 – 20 phút. Do đó, nếu trẻ bú ít hơn, thời gian quá ngắn cũng khiến bú không nhận đủ lượng sữa mình cần để tăng cân đúng chuẩn.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho trẻ trong những năm đầu đời. Nhưng do một vài lý do như chế độ ăn uống không đủ chất, mẹ bị bệnh đã làm cho sữa mẹ không cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ, khiến bé tăng cân chậm.
Đa số các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như không dung nạp lactose, gluten hoặc trẻ hay bị tiêu chảy mãn tính, táo bón cũng đều ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do mất sự cân bằng men vi sinh đường ruột. Nếu trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ làm ảnh hưởng đến cân nặng và cả sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh thường gặp các vấn đề về sức khỏe như dị ứng sữa, thiếu máu, ho, viêm phế quản, bệnh down hoặc những dị tật khác cũng đều ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ.
Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh tăng cân chậm
Cho bé bú đúng cách, thời gian hợp lý
Trẻ tăng cân chậm phải làm sao để khắc phục. Để giúp con có cân nặng chuẩn, phát triển khỏe mạnh, ba mẹ hãy áp dụng phương pháp cải thiện cân nặng của trẻ sơ sinh được các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra như sau:
Cho bé bú đều đặn hàng ngày: Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ nên mẹ cần đảm bảo trẻ được nhận đủ lượng sữa mỗi ngày. Hãy cho bé bú từ 8 – 10 lần mỗi ngày, mỗi cữ bú cách nhau từ 2 – 3 giờ, tính cả ban đêm.
Đảm bảo trẻ ngậm ti đúng tư thế để lượng sữa chảy ra nhiều và bé không bị sặc. Nếu chưa có kinh nghiệm hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn.
Sử dụng núm vú hỗ trợ cho bé bú sữa dễ dàng và nhận được đủ lượng sữa bé cần trong mỗi cữ bú.
Thường xuyên massage bụng cho trẻ dễ tiêu hóa, hạn chế trớ sữa, ợ sữa…
Cho con ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ thức dậy thoải mái, ăn uống tốt hơn. Bé sẽ ngủ khoảng 16 – 18 tiếng vào mấy tháng đầu sau sinh. Bé chỉ thức để ăn và đi vệ sinh, mọi sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này đều diễn ra khi bé ngủ. Chính vì vậy, muốn con tăng cân, mẹ hãy để bé ngủ ngon, sâu giấc nhất.
Theo dõi các mốc phát triển của con trong tất cả các giai đoạn
Nếu trẻ gặp vấn đề về bệnh lý hãy đi khám bác sĩ và khắc phục ngay.
Cải thiện chất lượng sữa mẹ bằng cách thay đổi bữa ăn hàng ngày bằng thực đơn dinh dưỡng đầy đủ hơn giúp sữa mẹ thơm mát, đặc sánh nhờ bổ sung các thực phẩm quan trọng, cần thiết vào khẩu phần ăn.
Do đó, để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh chậm tăng cân, mẹ hãy lưu ý các vấn đề trên để cân nặng của trẻ sớm được cải thiện.
Chuyên gia lưu ý, hãy theo dõi dấu hiệu cho trẻ để đi khám dinh dưỡng. Nếu cân nặng của trẻ bị chững lại hoặc tăng cân rất ít trong một vài tháng thì ba mẹ hãy đưa trẻ đi khám dinh dưỡng ngay để tìm ra đúng nguyên nhân.