“Cái răng cái tóc là góc con người”. Chứng rụng tóc không những làm giảm thẩm mỹ mà nó còn gây ngứa ngáy khó chịu cho người bị rụng tóc. Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới đã phát hiện ra rằng, có tới 80% các trường hợp rụng tóc, hói đầu xuất hiện sự tăng bất thường nội tiết tố DHT (dihydrotestosteron) trong máu.
DHT gây rụng tóc thế nào?
Đây chính là “thủ phạm” trực tiếp khiến nang tóc teo nhỏ, làm tóc trở nên yếu và dễ rụng. Biểu hiện chung của những người có DHT tăng là da đầu của họ rất nhờn. Tuy nhiên còn nguyên nhân là do tác động từ ngoại cảnh kết hợp bên trong cơ thể, dẫn đến rối loạn các tuyến dưới chân tóc. Tại đây, nồng độ DHT tăng cao, dẫn đến tăng bã nhờn dưới chân tóc, khiến cho nang tóc bị bịt lại, hô hấp kém đi, làm cho chân tóc bị yếu và trở nên dễ rụng hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng nồng độ DHT chiếm đến 70 - 80% các trường hợp rụng tóc nhiều làm đầu hói sớm hơn.
Thay đổi nội tiết gây rụng tóc.
DHT là một loại nội tiết tố trong cơ thể chúng ta. Chất này bình thường được sản sinh rất ít. Tuy nhiên chúng sẽ được tạo ra nhiều khi có sự sụt giảm testosterone ở nam hoặc giảm sút estrogen ở nữ giới (đây là hai loại horrmon sinh dục). Đặc biệt, chúng được tạo ra nhiều ở đàn ông tuổi trung niên, phụ nữ sau khi sinh và những người mang gene rụng tóc di truyền.
Thực tế có khá nhiều người trong gia đình không ai bị hói nhưng vẫn được xếp vào nhóm rụng tóc, hói đầu do di truyền. Đơn giản ở những người này có ông bà, bố mẹ mang gene lặn nên không biểu hiện bệnh. Đến họ thì gene này trội lên và có thể xuất hiện tình trạng hói đầu từ khi rất trẻ. Đến thời điểm gene này hoạt động thì DHT sẽ được sản sinh. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khó chữa.
Khi DHT tăng cao trong máu, chúng sẽ tác động lên phần sống duy nhất của tóc là nang tóc (nằm dưới da đầu), khiến nang tóc teo nhỏ dần. Đồng thời dưới tác động của DHT, sự tưới máu đến nang tóc bị thu hẹp khiến nang tóc không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Tóc sẽ mỏng, yếu rụng và khó mọc lại. Dần dần số lượng tóc ngày một ít hơn vì tóc cũ rụng đi nhưng không có tóc mới thay thế.
Chính vì nang tóc là phần sống duy nhất của tóc, nên nếu để quá lâu, nang tóc có thể chết đi và không mọc lại tóc được nữa. Trước đây không có giải pháp nào ngăn chặn được quá trình này.
Giải pháp nào khắc phục rụng tóc?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra việc sử dụng kết hợp L-arginine và kẽm có khả năng hồi phục nang tóc kỳ diệu. Bởi hai thành phần này kết hợp với nhau cho thấy khả năng cân bằng nội tiết một cách tự nhiên, làm giảm dần DHT trong máu. Cơ chế của chúng là làm cho testosterone được tăng một lượng vừa đủ ở nam giới và estrogen được tăng một lượng vừa đủ ở nữ giới thì cơ thể không có nhu cầu sản sinh DHT nữa.
Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu ung thư quốc gia Tây Ban Nha còn phát hiện mối liên quan giữa đại thực bào với tế bào gốc da - một phát hiện có thể dẫn tới phương pháp điều trị mới cho chứng hói đầu và rụng tóc vốn vẫn đang thách thức cả giới chuyên gia thẩm mỹ và da liễu.
Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy nhóm nghiên cứu cho rằng những khảo sát trước đây đã xác định những tín hiệu mở ra giai đoạn mọc lông mới trên da nhưng chưa cho thấy cách thức qua đó các tế bào có thể thông tin cho nhau để thúc giục mọc lông. Họ phát hiện rằng khi đại thực bào chết đi trong quá trình thực bào, các phân tử truyền tín hiệu được phóng thích và giữ vai trò kích hoạt nang lông. Nhóm nghiên cứu đã thí nghiệm quá trình này trên chuột và nhận thấy lông mới tăng trưởng nhanh sau khi cho chúng dùng thuốc kháng viêm. Họ hy vọng có những nghiên cứu tiếp theo căn cứ vào phát hiện này để có cách trị liệu mới cho chứng hói đầu và đặc biệt là chứng rụng tóc từng mảng.
Đại thực bào là tế bào của hệ miễn dịch có chức năng chính là góp phần chống nhiễm trùng và làm lành vết thương bằng cách ăn các mầm bệnh và chết đi trong quá trình được gọi là thực bào. Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí PLOS Biology, các nhà khoa học phát hiện thêm rằng đại thực bào cũng có liên quan đến sự kích hoạt tế bào gốc nang lông ở vùng da không bị phỏng. Bởi vậy, biện pháp chống rụng tóc hói đầu là việc kiểm soát nồng độ DHT chính là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình rụng tóc và làm chậm quá trình hói đầu do di truyền tự nhiên. Ngoài ra, còn có thể kết hợp sử dụng lược chuyên dụng, sử dụng lazer và đèn Led hồng ngoại, để giúp giảm nồng độ DHT, kích thích tế bào da đầu, tăng lưu thông máu, nuôi dưỡng nang tóc. Với công nghệ lazer sử dụng năng lượng kích thích ánh sáng vào từng tế bào, đẩy nhanh tốc độ mọc tóc, đem lại mái tóc dày và khỏe mạnh.