Nhận diện, khoanh vùng nguy cơ sạt lở đất vùng núi

18-04-2025 17:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Việc đánh giá chính xác nguy cơ và rủi ro sạt lở đất là cơ sở quan trọng để xây dựng các biện pháp phòng ngừa phù hợp, ứng phó kịp thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ an toàn cho người dân.

Khánh thành đập phòng chống rủi ro lũ quét và sạt lở đất đầu tiên ở Việt NamKhánh thành đập phòng chống rủi ro lũ quét và sạt lở đất đầu tiên ở Việt Nam

SKĐS - Công trình đập Sabo giảm thiểu rủi ro gây ra bởi sạt lở, lũ quét, phòng chống lũ bùn đá ở Sơn La được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ 28 hộ dân, 1 trường mầm non, 1 nhà văn hóa ở phía bờ trái hạ lưu đập.

Chiều 18/4, tại Hà Nội, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Văn phòng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo "Chia sẻ phương pháp đánh giá nguy cơ và rủi ro sạt lở đất".

Hội thảo là hoạt động chuyên môn trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc" sử dụng nguồn vốn ODA không hoàn lại do Chính phủ Nhật Bản tài trợ.

Nhận diện, khoanh vùng nguy cơ sạt lở đất vùng núi- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh, việc đánh giá chính xác nguy cơ và rủi ro sạt lở đất là cơ sở quan trọng để xây dựng các biện pháp phòng ngừa phù hợp, ứng phó kịp thời, nhằm giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ an toàn cho người dân. Chúng ta cần kết hợp giữa phương pháp khoa học, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm bản địa để phát triển các công cụ đánh giá, dự báo và cảnh báo sớm hiệu quả.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa và giới thiệu các phương pháp đánh giá hiện đại đang được áp dụng nhằm nhận diện và quản lý nguy cơ sạt lở đất.

Nhận diện, khoanh vùng nguy cơ sạt lở đất vùng núi- Ảnh 3.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Các tham luận tập trung vào những mô hình và kết quả nghiên cứu mới như: hệ thống cảnh báo trượt lở đất dạng dòng bùn đá thời gian thực tại Sa Pa (Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản), nghiên cứu về khối trượt lớn tại thôn Làng Nủ (Viện Các Khoa học Trái đất), khảo sát thực địa tại TP. Yên Bái (chuyên gia Nhật Bản), bản đồ nguy cơ trượt lở tại Hà Giang, và bộ sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro do JICA biên soạn.

Hội thảo thu hút hơn 30 đại biểu là cán bộ kỹ thuật, nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Phiên thảo luận ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, tập trung vào việc tích hợp giữa khoa học – công nghệ và kinh nghiệm bản địa, từ đó phát triển các công cụ đánh giá và cảnh báo phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng vùng miền.Hội thảo được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội hợp tác và triển khai các giải pháp thực tiễn nhằm ứng phó hiệu quả với nguy cơ sạt lở đất tại các khu vực miền núi ở Việt Nam.

Mưa lớn dị thường ở miền Trung khiến 48 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đấtMưa lớn dị thường ở miền Trung khiến 48 điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

SKĐS - Miền Trung xuất hiện mưa lớn dị thường trong nhiều năm qua, hàng loạt thủy điện tiến hành xả lũ giữa mùa khô là điều hiếm gặp. Cùng với đó là 48 điểm có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất.


Tô Hội
Ý kiến của bạn