Nhận biết và phòng ngừa nấm họng

02-08-2022 09:57 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Nấm họng là một bệnh lý tai mũi họng hay gặp ở người có "trục trặc" hệ miễn dịch. Triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt, nên bệnh dễ nhầm lẫn và dễ bị bỏ qua.

1. Ai dễ bị nấm họng?

-Nấm họng là một bệnh cơ hội thường gặp ở những người cơ thể bị suy giảm miễn dịch mắc phải (nhiễm HIV/AIDS)

-Những người bị tiểu đường,

-Người bị thiếu máu mạn tính,

-Những bệnh nhân gầy yếu, suy kiệt sức khoẻ

-Những người phải điều trị cocticoid kéo dài hoặc tự sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện không theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

-Người phải điều trị tia xạ ở vùng họng miệng…

-Ngoài ra, bệnh cũng dễ gặp ở cộng đồng sống trong vùng nhiệt đới ẩm.

2.Thủ phạm gây nấm họng

Bệnh nấm họng có thể xuất hiện ở những người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, hít phải các bào tử nấm trong không khí hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm nấm.

Nấm Candida albicans cũng là thủ phạm gây nên nấm họng, miệng. Loại nấm này thường kí sinh ở miệng, họng, đường tiêu hóa khi gặp các yếu tố thuận lợi (nhất là khi sức đề kháng của niêm mạc họng suy giảm, hiện tượng trào ngược của dịch dạ dày lên họng làm chuyển pH họng từ môi trường kiềm sang môi trường acid), nấm Candida phát triển bất thường và gây bệnh.

Ngoài ra, nấm họng còn do một số nguyên nhân khác bao gồm: Vệ sinh răng miệng kém, mang răng giả thường xuyên; Người có hệ miễn dịch kém, thiếu máu. Cơ thể bị suy dinh dưỡng; Phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo.

Nhận biết và đề phòng nấm họng - Ảnh 2.

Một hình thái tổn thương do nấm họng

3.Chẩn đoán bệnh nấm họng thế nào?

Triệu chứng của nấm họng nghèo nàn nên dễ nhầm với các bệnh thông thường khác: ngứa họng và ho.

-Một số bệnh nhân bị ngứa họng, đau rát họng, khó nuốt.

-Ho khan, từng cơn rồi chuyển sang có đờm trắng đục, vàng xanh.

-Người bệnh ngứa họng, đau rát họng đôi khi kèm biểu hiện khó nuốt giống như loạn cảm họng vì tìm không thấy nguyên nhân nếu không nghĩ đến nấm.

-Cảm thấy hơi thở, nước bọt có mùi hôi, chua; Cảm giác khó chịu ở cổ họng; Bỏng rát; Khô họng và cảm giác lấn cấn trong cổ họng.

Chính vì vậy bệnh nhân bị nấm họng thường đến khám vì tình trạng ho kéo dài mặc dù đã dùng thuốc kháng sinh giảm ho.

4.Chẩn đoán lâm sàng

-Bác sĩ khám thấy niêm mạc họng hơi đỏ.

-Lưỡi người bệnh rất dầy, bẩn, trắng và hôi.

-Thành sau họng nhiều tổ chức lympho nhỏ, rất nhiều chất nhầy phủ khắp họng, đôi khi có giả mạc, khi bóc tách dễ gây chảy máu;

-Niêm mạc họng đỏ, teo, nhiều dải xơ dọc theo thành sau họng, nước bọt tăng tiết ở hạ họng nhưng cảm giác ngứa nhiều.

Có thể chẩn đoán bệnh bằng cách quệt lấy dịch ở vùng soi tươi tìm bào tử nấm hoặc nuôi cấy định dạng nấm gây bệnh.

Trong một số trường hợp, cần sinh thiết để tìm tổn thương mô bệnh học của nấm tại họng.

5.Nấm họng có nguy hiểm?

Nấm họng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể bị bội nhiễm vi khuẩn, trườn hợp có hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn hơn, và gây khó nuốt khi tình trạng lan xuống thực quản.

Quá trình hấp thụ dưỡng chất cũng bị ảnh hưởng nếu nấm họng lan xuống ruột.

Nấm họng còn có thể gây tổn thương cho gan và phổi.

6.Điều trị nấm họng

Nấm họng khó chữa. Vì vậy khi đã điều trị cần điều trị dài ngày, kết hợp dùng thuốc với việc loại bỏ các yếu tố thuận lợi để bệnh nấm phát sinh.

Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp và các loại thuốc điều trị khác nhau dựa vào mức độ bệnh và sức đề kháng của người bệnh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc chống nấm có tác dụng phụ gây nặng nề đối với người bệnh, vì vậy khi dùng thuốc cần phải có sự theo dõi và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh phải tuân thủ theo đúng lịch điều trị bởi nấm Candida thường rất dễ tái phát, do vậy, luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian.

7.Phòng ngừa nấm họng

Nhận biết và đề phòng nấm họng - Ảnh 4.

Súc miệng hàng ngày để phòng bệnh

Chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách:

-Cần kết hợp thực hiện chế độ ăn uống và thể dục thể thao để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho cơ thể

-Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn

- Khám răng miệng định kỳ.

- Ăn nhiều sữa chua, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường và không hút thuốc lá.

-Rửa tay kỹ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt hơi hoặc ho.

-Tập cho trẻ bỏ thói quen ngậm tay hay vật dụng khác. Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước hoặc dụng cụ với người khác.

-Không dùng chung đồ, tránh tiếp xúc gần với người bệnh.

Phòng ngừa nấm họng - thanh quảnPhòng ngừa nấm họng - thanh quản

Cháu rất hay bị ho, có đờm màu trắng, họng cảm thấy rát và ngứa. Cháu tự há miệng soi gương thấy trong lưỡi có nhiều bựa trắng. Qua tìm hiểu, cháu được biết đó là dấu hiệu bị nấm họng. Mong bác sĩ tư vấn thêm.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Bộ Y Tế Khuyến Cáo: Nguy Hiểm Khi Tự Ý Dùng Thuốc Tamiflu Điều Trị Cúm I SKĐS

SK

BS. Văn Thắng
Ý kiến của bạn