Bệnh khiến trẻ bị đại tiện liên tục và sẽ có dịch nhầy và máu trong phân. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em và sẽ gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ
Trẻ mắc bệnh kiết lỵ sẽ bị đại tiện nhiều lần. Thậm chí không muốn rời bồn cầu hoặc đòi ngồi bô liên tục vì sẽ luôn cảm thấy muốn đi ngoài giống cảm giác mót rặn ở người lớn.
Bụng sẽ quặn đau mỗi lần đại tiện. Phân ít, dạng lỏng, có lẫn với dịch nhầy, máu tươi, bọt hơi. Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc trước khi đại tiện. Đại tiện xong thì giảm đau bụng và giảm quấy khóc. Trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện quấy khóc trước khi đại tiện. Có sốt nhẹ thường 38-390C, nặng 40-410C, có khi sốt co giật.
Biểu hiện khác: tăng ure huyết, hạ natri và đường huyết, bất thường ở hệ thần kinh (co giật, rối loạn tri giác, tư thế bất thường...). Bệnh kiết lỵ thường được chia ra 2 dạng chính: Kiết lỵ amip: trẻ bị đau quặn bụng theo từng cơn, sốt nhẹ hoặc không sốt, cảm giác cơ thể bị ớn lạnh, đi ngoài nhiều lần trong ngày. Đồng thời, trong phân sẽ có nhiều chất nhầy như đờm kèm theo có máu. Kiết lỵ trực trùng: trẻ sốt cao liên tục, tiêu chảy nhẹ, phân lỏng nước, đau bụng. Ngoài ra, còn có triệu chứng hậu môn bị đau rát, luôn muốn đi đại tiện, đi phân có nhầy máu nhiều lần trong ngày.
Khi trẻ có những biểu hiện trên, nếu phụ huynh không điều trị kịp thời, bé sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip...
Rửa tay là biện pháp phòng bệnh lỵ hiệu quả cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị kiết lỵ
Do hệ thống miễn dịch và lợi khuẩn đường ruột của các bé còn yếu, hoạt động chưa thật sự hiệu quả, nên khi có vi khuẩn hay các tác nhân gây xâm hại xâm nhập ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng viêm, rối loạn hệ tiêu hóa.
Khoa học hiện đại đã tìm ra các nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ một cách cụ thể nhất, đó chính là các chủng vi khuẩn gây hại cho đường ruột: Khuẩn amip. Đây là loại vi khuẩn gây ra rất nhiều loại bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, kiết lỵ; Trực khuẩn ngắn, bất động: thông thường là các loại trực khuẩn thuộc nhóm Shigella như Shigella Amigua, Paradystenteria,...
Chẩn đoán có khó?
Xét nghiệm có giá trị nhất là cấy phân để xác định căn nguyên gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Soi phân tươi tìm hồng cầu và bạch cầu trong phân định týp huyết thanh chỉ có giá trị nghiên cứu, đặc biệt trong mùa dịch. Xét nghiệm công thức máu có bạch cầu tăng cao...
Việc chẩn đoán có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng: đau quặn, quấy khóc khi đi ngoài, phân nhầy máu.
Chẩn đoán cần phân biệt với các bệnh tiêu chảy virut, do nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, amip, E. coli và lồng ruột...
Dễ lây lan thành dịch
Có 2 phương thức lây truyền trực tiếp và gián tiếp. Lây trực tiếp là lây từ nguời bị bệnh sang người lành hoặc do tay bị nhiễm khuẩn. Lây gián tiếp theo đường phân - miệng là lây do thức ăn và nước uống. Những người có nguy cơ lây cao như không rửa tay sau khi đi ngoài, để móng tay dài, không rửa tay trước khi ăn. Ruồi cũng là tác nhân nguy hiểm lây truyền bệnh.
Trực khuẩn lỵ từ miệng qua dạ dày, tại đây một số bị diệt bởi dịch vị. Số còn lại qua ruột non đến ruột già bám dính vào niêm mạc, xâm nhập qua niêm mạc và gây bệnh. Tất cả mọi người đều có tính cảm nhiễm với bệnh. Trẻ em nhất là trẻ suy dinh dưỡng nguy cơ cao hơn.
Lỵ dễ bị chết nếu phơi ở ánh nắng mặt trời, nếu đun sôi sẽ chết trong 10 phút. Vi khuẩn lỵ có khả năng sinh sôi và nhiễm thành bệnh rất mạnh. Người là nguồn bệnh chủ yếu nhất là những người bị bệnh cấp tính. Tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm lại hay gặp ở những người bị bệnh mạn tính vì họ ít được cách li. Những người này có thể mang mầm bệnh từ vài tháng tới vài năm. Động vật linh trưởng cũng có thể là nguồn lây bệnh.
Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?
Khi bị kiết lỵ, trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính để tăng cường hệ miễn dịch là chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin. Nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng để dễ dàng hấp thụ và không gây áp lực nên dạ dày. Theo đó, các món ăn như cháo, ngó sen, nước ổi, đậu xanh,... sẽ rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ. Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống. Tăng cường ăn hoặc uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C. Chia nhỏ khẩu phần ăn và tránh cho bé ăn một bữa quá no, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém. Bổ sung thêm nước hoặc oresol mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống nước muối, nước gạo rang hoặc nước dừa để tăng cường chất điện giải cho cơ thể mau hồi phục sau khi ốm dậy. Tăng cường cho bé thức uống lợi khuẩn probiotic nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.
Nguyên tắc ăn uống giúp tránh bệnh lỵ
Luôn tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi” cho trẻ. Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Hình thành thói quen rửa sau khi đi vệ sinh cho trẻ. Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp. Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải luôn giữ vệ sinh sạch sẽ.