Túi thừa là một cấu trúc bóng phình nhô ra ở bất cứ vị trí nào trên đường tiêu hóa nhưng hay gặp ở manh tràng và đại tràng. Túi thừa phát triển mạnh khi niêm mạc của ống tiêu hóa bị yếu đi và tạo thành một hoặc nhiều cấu trúc dạng túi ở dưới lớp cơ của thành ruột.
Manh tràng là vị trí tiếp giáp giữa đại tràng và ruột non. Manh tràng cũng được xem là đoạn ruột bắt đầu của ruột già. Viêm túi thừa manh tràng xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa của ống tiêu hóa bị viêm và nhiễm khuẩn.
1.Nguyên nhân gây viêm túi thừa manh tràng
Chưa rõ nguyên nhân gây viêm túi thừa manh tràng cụ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra một số tác nhân như:
-Thường xuyên sử dụng chất béo, tinh bột hoặc carbohydrate mà không cung cấp đầy đủ lượng chất xơ.
-Sự co bóp quá mức của các cơ ruột do phân cứng hoặc lượng phân ít, khó đào thải ra ngoài. Sự gia tăng co bóp làm cho các khối cơ dày lên và tạo áp lực cho lòng ruột, hình thành nên các khối thoát vị, lâu dần sẽ trở thành các túi thừa.
-Thức ăn bị tắc nghẽn tại một số vị trí tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh khiến cho tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng và dẫn đến viêm túi thừa.
2.Dấu hiệu viêm túi thừa manh tràng
Các triệu chứng của viêm túi thừa manh tràng rất dễ bị nhầm với bệnh viêm ruột thừa nên việc chẩn đoán khá khó khăn. Tùy vào mức độ viêm, tiến triển bệnh, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện sau:
-Ở giai đoạn sớm: Đau âm ỉ vùng hố chậu phải, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, đầy hơi, chán ăn, mạch nhanh, rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy hơn 7 ngày, có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, phân có máu.
-Ở giai đoạn trễ: Đau bụng dữ dội ở vùng hố chậu phải, có phản ứng phúc mạc, sốt cao >39 độ, có thể có dấu hiệu nhiễm trùng khác: khô môi, lưỡi dơ, người nhợt nhạt, mệt mỏi…
3.Bệnh có nguy hiểm không?
Khi bị viêm túi thừa manh tràng không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bệnh nhân còn phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng và kịp thời:
-Thủng túi thừa: Viêm phúc mạc.
-Áp xe túi thừa manh tràng: Tạo thành các khối u, lâu ngày gây tổn thương và nhiễm trùng khu trú tại vị trí áp xe.
Viêm túi thừa manh tràng nếu được phát hiện và điều trị sớm thường không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị muộn thì bệnh có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
4.Điều trị viêm túi thừa manh tràng
Tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng bệnh nhân bác sĩ có thể chỉ định phác đồ điều trị viêm túi thừa manh tràng phù hợp: có thể điều trị không dùng thuốc bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, thay đổi lối sống; điều trị dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Điều trị không dùng thuốc: Đối với bệnh nhân viêm túi thừa manh tràng ở mức độ nhẹ và mới khởi phát có thể áp dụng điều trị không dùng thuốc bằng việc cải thiện chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.
-Chế độ ăn uống: Nên bổ sung lượng chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày; uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước; có thể truyền thức ăn qua đường tĩnh mạch với các bệnh nhân điều trị nội trú bị nôn ói nhiều sau đó chuyển sang ăn thức ăn lỏng và mềm.
-Thay đổi lối sống: Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục; hình thành thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định hoặc đi vệ sinh ngay khi có dấu hiệu muốn đi…
Điều trị dùng thuốc: Có thể được chỉ định bằng kháng sinh đường uống khi tình trạng viêm túi thừa manh tràng chỉ ở thể nhẹ, có thể điều trị ngoại trú. Thuốc kháng sinh có tác dụng làm mềm phân và hạn chế các cơn co thắt ở đường ruột.
Nếu điều trị tại nhà mà bệnh viêm túi thừa manh tràng có dấu hiệu nặng hơn cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được tiêm kháng sinh, truyền dịch và làm các xét nghiệm cần thiết.
Phẫu thuật: Có khoảng hơn 20% số trường hợp bệnh nhân bị viêm túi thừa manh tràng phải tiến hành phẫu thuật vì điều trị bằng thuốc không đáp ứng hoặc manh tràng bị viêm phúc mạc, áp xe, rò hay thủng túi thừa…
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng để ngăn chặn các biến chứng không mong muốn xảy ra ở đường tiêu hóa. Các bác sĩ sẽ cắt túi thừa manh tràng bị viêm nhiễm sau đó nối lại các đoạn ruột với nhau.
5.Phòng tránh viêm túi thừa manh tràng
Để phòng tránh viêm túi thừa manh tràng, nên thực hiện:
-Ăn nhiều chất xơ: có nhiều trong rau xanh và hoa quả như: khoai lang, các loại hạt đậu, cà rốt, cam, táo bơ… Chất xơ có tác dụng làm tăng nhu động của ruột, giảm hình thành túi thừa viêm manh tràng và đại tràng.
-Uống đủ nước: Cần cung cấp đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày để làm mềm phân ở trong ruột già, giảm tình trạng táo bón và co thắt đại tràng.
-Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Tập thể dục theo sức của mình rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm áp lực ruột già, ngăn ngừa viêm nhiễm các túi thừa và hạn chế đa các bệnh lý liên quan tới đường ruột.
Viêm túi thừa manh tràng dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm khi được điều trị kịp thời nhưng bệnh có thể gây nguy cơ bị các các bệnh lý về đường tiêu hóa, thậm chí có thể gây tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
BS. Hoàng Văn Tâm chia sẻ về sai lầm khi điều trị bệnh vảy nến. Video: D.Hải