Nhận biết và điều trị sớm bệnh thiên đầu thống

05-01-2023 13:27 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Bệnh thiên đầu thống xảy ra khi áp lực trong mắt tăng cao, gây tổn thương dây thần kinh thị giác dẫn tới suy giảm thị lực và mù lòa nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh thường tiến triển âm thầm qua các giai đoạn nên rất dễ gây nhầm lẫn.

Thiên đầu thốnglà bệnh gì?

Bệnh thiên đầu thống hay còn gọi là bệnh glocom. Đây là một bệnh lý đặc trưng về thoái hóa thần kinh thị giác tiến triển bởi tác động của tăng nhãn áp. Bệnh gây tổn thương lên dây thần kinh thị giác dẫn tới thị lực bị suy giảm, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị sớm.

photo-1672748262457

Bệnh thiên đầu thống có thể dẫn tới mù lòa nếu không được điều trị sớm.

Bệnh thiên đầu thống (glocom) được chia thành 2 dạng chính:

- Glocom góc đóng: thường xảy ra ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Các triệu chứng bệnh thường đến đột ngột và dữ dội như: đau mắt, nhức đầu dữ dội kèm theo mỏi mắt, mắt đỏ và mờ đi. Ngoài ra, có thể xuất hiện thêm triệu chứng buồn nôn và nôn. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ làm thị lực tổn thương nghiêm trọng.

- Glocom góc mở: Khó phát hiện bởi triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn sớm, đến khi triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã trở nặng, lúc đó dây thần kinh thị giác đã bị tổn thương nặng nề, có thể gây mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn. Đây là tình trạng thường xảy ra ở tuổi trung niên.

Triệu chứng của thiên đầu thống

Bệnh thường khởi phát một cách đột ngột, hay xuất hiện vào lúc chiều tối, khi bệnh nhân đọc sách hoặc trong cơn xúc cảm mạnh. Triệu chứng bệnh thiên đầu thống:

  • Cảm giác đau nhức mắt dữ dội, cơn đau có thể lan ra nửa đầu cùng bên.
  • Mắt bị căng, tức.
  • Nhìn mọi vật mờ, có thể thấy màn sương trước mắt và tầm nhìn bị thu hẹp.
  • Bệnh nhân bị chảy nước mắt, mắt đỏ.
  • Sờ vào mắt bệnh nhân thấy nhãn cầu căng cứng.
  • Giác mạc bị phù và mờ đục.
  • Cảm giác đau đầu âm ỉ, nhức nhối.
  • Bệnh nhân buồn nôn, nôn và chán ăn.
  • Cảm giác sợ ánh sáng và tiếng động.

Điều trị bệnh thiên đầu thống

Việc điều trị bệnh thiên đầu thống còn gặp nhiều khó khăn do chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Chỉ khi kiểm soát được các yếu tố nguy cơ mới có thể giúp giảm nguy cơ hoặc làm chậm tiến triển bệnh. Nếu điều trị sớm với phương pháp phù hợp thì tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác cũng được khắc phục, giúp giữ lại thị lực và giảm triệu chứng đau đớn cho người bệnh. Bác sĩ nhãn khoa sẽ chẩn đoán xác định tình trạng bệnh để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân:

- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ chỉ định chủ yếu thuốc trị tăng nhãn áp. Trên thị trường hiện nay khá đa dạng các loại: pilocarpin 1 - 2%, timolol 0,25 - 0.5%, travatan 0.004%, glycerol,… Thuốc có thể giúp phục hồi phần nào thị lực nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Chính vì thế bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua dùng mà cần có sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Phẫu thuật: Hiện nay, điều trị thiên đầu thống chủ yếu bằng 3 phương pháp phẫu thuật: Cắt bè củng giác mạc; Mổ glocom bằng laser và cấy ghép ống thoát thủy dịch.

Phẫu thuật có thể khắc phục tạm thời tình trạng bệnh, làm giảm triệu chứng và duy trì thị lực, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể tái phát. Do đó sau khi phẫu thuật bệnh nhân vẫn cần được thường xuyên theo dõi và tái khám định kỳ.

Lời khuyên của bác sỹ

Nhận biết và điều trị sớm bệnh thiên đầu thống - Ảnh 2.

Nên di khám mắt nếu có biểu hiện bất thường.

 

Bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn nên mục đích điều trị bệnh thiên đầu thống là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác gây mù lòa. Chính vì thế việc phát hiện và đề phòng bệnh là việc làm rất cần thiết:

  • Nên đi khám tổng quát định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu bị tiểu đường hay cao huyết áp cần khám 3 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm.
  • Nếu gia đình từng có người bị bệnh thiên đầu thống, cần đi khám chuyên khoa mắt để phòng ngừa nguy cơ bệnh.
  • Tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng thuốc hay thuốc nhỏ mắt không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nên tái khám định kỳ 3 tháng 1 lần với những người từng bị thiên đầu thống để bác sĩ theo dõi và kịp thời xử trí nếu bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng.
Bạn đang bị glocom góc đóng hay góc mở?Bạn đang bị glocom góc đóng hay góc mở?

Glocom là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa, tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa Glocom góc đóng và Glocom góc mở. Những tư vấn của các chuyên gia nhãn khoa thuộc Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 thể Glocom này.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Toàn Cảnh Giải Cứu Bé Trai Rơi Xuống Trụ Bê Tông Sâu 35m Ở Đồng Tháp: Có Phép Màu Xảy Ra? | SKĐS

BS. Nguyễn Minh Châu
Ý kiến của bạn