Hà Nội

Nhận biết và điều trị kịp thời lồng ruột ở người lớn

17-12-2022 06:30 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Lồng ruột là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này là 90% trong khi người lớn chỉ có 2-5%. Lồng ruột ở người lớn ít gặp nhưng nếu tình trạng này kéo dài mà không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây hoại tử, nhiễm trùng đường ruột.

1. Bệnh lồng ruột ở người lớn là gì?

Lồng ruột là khi một phần ruột trượt vào một phần khác của ruột. Khi đó, khối ruột lồng này thường cản trở sự lưu thông của thức ăn và dịch tiêu hóa và làm tắc nghẽn quá trình cung cấp máu cho phần ruột.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng thủng ruột, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm độc và gây hoại tử ruột.

2. Nguyên nhân gây lồng ruột ở người lớn

photo-1671097938830

Lồng ruột ở người lớn có thể gây những biến chứng nguy hiểm.

- Lồng ruột ở người lớn thường có nguyên nhân:

  • Do có u hoặc polyp ở ruột non hoặc đại tràng;
  • Bị viêm hạch mạc treo;
  • Bị viêm hồi manh tràng mạn;
  • Bị manh tràng di động;
  • Bị viêm do bệnh lý như bệnh Crohn;
  • Bệnh nhân có mô như mô sẹo hình thành trong ruột;
  • Sau phẫu thuật cắt đường ruột để giảm cân.

- Vị trí lồng ruột ở người lớn cũng đa dạng: lồng ruột hồi - đại tràng; lồng ruột hồi - hồi - đại tràng; lồng ruột hồi - manh tràng...

- Một số trường hợp, khối lồng ruột xuất hiện do có sự tăng trưởng bất thường trong ruột, như bướu nhỏ hay khối u.

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị lồng ruột ở người lớn

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị lồng ruột như:

  • Đã từng bị lồng ruột trước đây.
  • Tiền sử gia đình có người bị lồng ruột.

4. Dấu hiệu nhận biết

Cần chú ý phân biệt vì bệnh dễ nhầm lẫn với nhiều tình trạng khác:

- Người bệnh bị đau bụng từng cơn: Vì thức ăn khó lưu thông, mạch máu ở ruột bị tắc nghẽn nên bệnh nhân thấy đau bụng, bụng co cứng. Nếu cơn đau nghiêm trọng kéo dài thì có thể lồng ruột nặng đã gây nhiễm trùng, hoại tử.

- Cảm giác buồn nôn, nôn: Đây là triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Nếu lồng ruột ở vị trí cao, bệnh nhân thường bị nôn sớm và nhiều. Nếu ở các vị trí thấp thì bệnh nhân thường nôn muộn hoặc ít nôn.

- Bệnh nhân bị bí trung, đại tiện: Đây là triệu chứng khá thường gặp do lồng ruột khiến thức ăn không thể di chuyển xuống phần ruột dưới để tạo ra phân đưa ra ngoài cơ thể.

Hầu hết hiện nay người lớn bị lồng ruột thường đi khám muộn khi các triệu chứng bệnh kéo dài khiến bệnh đã biến chứng và làm việc điều trị trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn.

Nhận biết và điều trị kịp thời lồng ruột ở người lớn - Ảnh 2.

Đau bụng là triệu chứng điển hình của lồng ruột.

5. Lồng ruột ở người có nguy hiểm không?

- Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, đoạn ruột bị lồng có thể không được cung cấp máu đầy đủ, bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ chết gây rách hoặc thủng thành ruột và có thể dẫn đến nhiễm trùng niêm mạc trong ổ bụng.

- Nhiễm trùng niêm mạc trong ổ bụng hay còn gọi là viêm phúc mạc là một tình trạng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dấu hiệu và triệu chứng khi đó là: Đau bụng; Sưng nề bụng và Sốt.

6. Điều trị thế nào?

Đa số lồng ruột ở người lớn đều do u, u ở ruột non và đại tràng là chủ yếu. Một số trường hợp khác lồng ruột do có túi thừa meckel, viêm hạch mạc treo… Các u gây lồng ruột ở người lớn hầu hết là ung thư, vì vậy bắt buộc phải phẫu thuật điều trị kết hợp với các phương pháp khác.

Bác sĩ dựa trên thể trạng bệnh nhân, siêu âm hoặc chụp CT có thể chẩn đoán được vị trí lồng ruột để có phương án phẫu thuật phù hợp. Nếu lồng ruột ở người lớn được phát hiện sớm thì phẫu thuật sẽ có hiệu quả cao.

Khác với ở trẻ nhỏ, bơm hơi không thể giải quyết được tình trạng lồng ruột ở người lớn. Ngoài phẫu thuật thì cần điều trị nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để tránh tái phát bệnh.

Căn cứ vào nguyên nhân, vị trí lồng ruột và các thương tổn, sẽ có 3 phương pháp phẫu thuật khác nhau:

  • Tháo lồng (cố định manh tràng).
  • Cắt nửa đại tràng
  • Cắt đoạn ruột kèm khối lồng.
Tóm lại: Lồng ruột ở người lớn có thể gây ra do một tình trạng bệnh lý trước đó hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Chính vì vậy người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám ngay nếu thấy có những triệu chứng bất thường kéo dài để được điều trị phù hợp tránh bệnh tái phát cũng như biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh đường ruột và cách khắc phụcDấu hiệu cảnh báo bệnh đường ruột và cách khắc phục

SKĐS - Khi sức khỏe đường ruột bị tổn hại, một loạt các vấn đề về tiêu hóa và hấp thu có thể xảy ra như: đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, ăn không ngon… Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

Mời xem video nhiều người quan tâm:

4 món ăn quen thuộc làm tăng nguy cơ mắc ung thư.


BS. Nguyễn Hưng
Ý kiến của bạn