1. Dây chằng là gì?
Dây chằng là tổng hợp các mô liên kết sợi cứng (chủ yếu là các phân tử collagen dài và dai). Các dây chằng này có nhiệm vụ kết nối các xương và quanh khớp. Các dây chằng có khả năng hạn chế khả năng di chuyển của khớp hoặc ngăn chặn các cử động nhất định.
Giãn dây chằng ở lưng có thể khiến bệnh nhân đau đớn và làm hạn chế những hoạt động thường ngày. Giãn dây chằng lưng có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người lớn tuổi, người thường xuyên vận động mạnh, lao động sai tư thế trong thời gian dài… khiến dây chằng bị căng giãn quá mức và gây đau nhức.
2. Các nguyên nhân khiến dây chằng lưng bị giãn
- Do chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… gây nên các va chạm trực tiếp tác động vùng lưng khiến dây chằng bị kéo căng quá mức.
- Do vận động sai tư thế: Vặn lưng đột ngột, ngồi quá lâu, mang vác vật nặng không đúng cách… dẫn đến tình trạng căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống.
- Do mang thai, khi cơ thể người mẹ tiết ra hormone relaxin nhằm hỗ trợ khung chậu giãn nở để thích nghi với quá trình lớn lên của tử cung trong bụng. Nếu các cơ và dây chằng không đủ sức đảm bảo sự giãn nở có thể gây nên tình trạng căng cơ làm giãn dây chằng lưng.- Do cơ thể lão hóa: Hệ thống cơ xương khớp về già lâu dần không còn chắc khỏe như trước, dây chằng mất đi độ đàn hồi.
- Béo phì, thừa cân: Làm tăng áp lực cột sống thắt lưng khiến dây chằng ở vùng này bị kéo giãn.
3. Triệu chứng giãn dây chằng ở lưng
- Người bệnh có thể đau và nhức mỏi đột ngột ở vùng cột sống thắt lưng. Đặc biệt nếu người bệnh càng vận động mạnh, ngồi lâu hay làm việc quá sức có thể khiến cơn đau tăng mạnh, gây khó khăn khi khom lưng, xoay người.
- Cảm thấy đau nhức mỏi toàn thân, đau thắt lưng, cả người mệt mỏi… làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
4. Bệnh có nguy hiểm không?
Tuy nhiên, nếu giãn dây chằng nặng, các cơn đau dữ dội và liên tục sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động hàng ngày.
Nếu không được điều trị sớm và đúng tình trạng bệnh sẽ càng tiến triển xấu hơn, thậm chí có thể dẫn đến đứt dây chằng. Khi đó khớp xương sẽ trở nên lỏng lẻo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh cột sống nguy hiểm: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm... lâu dần tiến triển làm bệnh nhận cử động khó khăn, thậm chí có thể gây liệt.
5. Cách chữa giãn dây chằng lưng hiệu quả
- Nếu chỉ bị đau nhẹ, vẫn vận động bình thường chỉ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh.
- Nếu bệnh gây đau nhiều thì cần kết hợp các phương pháp điều trị để phục hồi giãn dây chằng lưng.
Việc điều trị giãn dây chằng lưng cần kết hợp nhiều biện pháp tùy vào mức độ tổn thương của dây chằng mà bác sĩ sẽ chỉ định, tư vấn cụ thể.
- Biện pháp điều trị phổ biến là:
Dùng thuốc:
Chủ yếu là điều trị triệu chứng, giúp giảm đau, chống viêm. Việc dùng thuốc phải tuân thủ chặt chẽ theo đơn của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả cơn đau cũng như tăng khả năng đàn hồi của dây chằng.
Điều trị ngoại khoa
Khi không đáp ứng với điều trị nội khoa, người bệnh vẫn xuất hiện cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Ngoài thực hiện các chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh nhân cần thực hiện:
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh để giảm bớt tổn thương đến dây chằng. Tuy nhiên, cũng không nên nằm im một chỗ, ngồi nhiều mà thỉnh thoảng cũng nên đi lại, xoa bóp nhẹ các khớp.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Chườm lạnh lên vùng lưng đau khoảng 30 phút có tác dụng co mạch tại chỗ và làm giảm triệu chứng sưng đau ở vùng lưng. Chườm nóng lưng bằng khăn thấm nước nóng 30 phút sẽ giúp giãn cơ, thư giãn dây chằng và các mạch máu.
- Xoa bóp, massage: Giúp điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm tắc nghẽn hiệu quả. Nhờ đó mà giảm đau do giãn gây chằng lưng rất tốt.
- Tập Yoga: Yoga sẽ giúp cải thiện cơ bắp, thư giãn xương khớp và dây chằng, giúp cơ thể linh hoạt và dẻo dai, cải thiện tình trạng giãn dây chằng ở lưng.
6. Phòng ngừa giãn dây chằng ở lưng
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để kiểm tra xương khớp
- Không vận động xoay vặn người đột ngột,
- Không mang vác vật nặng quá sức. Khi nhấc vật nặng khỏi mặt đất cần chọn tư thế phù hợp, không cúi người, khom lưng khi nhấc vật nặng vì dễ làm dây chằng cột sống bị tổn thương.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Cách nào để giảm cân không cần cardio?