Nhận biết và đề phòng bí tiểu

21-06-2022 06:48 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Bí tiểu hay khó tiểu là tình trạng đi tiểu tiện khó khăn. Bệnh khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

1. Thế nào là bí tiểu?

Đi tiểu là một phản xạ theo ý muốn, có sự kết hợp hài hòa giữa sự co bóp mạnh của bàng quang và sự giãn nở thật rộng của cổ bàng quang. Ở người bình thường dưới sự chi phối của hệ thần kinh, không có sự cản trở gì ở niệu đạo việc đi tiểu sẽ diễn ra bình thường. Vì vậy, bí tiểu là khi bàng quang chứa đầy nước nhưng không thể tiểu được.

Bí tiểu hay gặp ở người lớn, nam giới mắc bệnh cao hơn gấp 10 lần so với phụ nữ, nhất là trong độ tuổi từ 40 - 80 tuổi.

Bí tiểu được chia làm 2 loại:

-Bí tiểu cấp tính: Đây là tình trạng diễn ra đột ngột. Bí tiểu cấp tính gây tức bụng, đau bụng dưới kéo dài có thể ảnh hưởng tới tính mạng nên cần đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.

-Bí tiểu mãn tính: Khi bí tiểu diễn ra trong một thời gian dài. Người bệnh có thể đi tiểu được nhưng bàng quang không hết nước tiểu. Bí tiểu mãn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhận biết và đề phòng bí tiểu - Ảnh 2.

Bí tiểu có thể gây mất ngủ

2. Nguyên nhân gây bí tiểu

Có rất nhiều nguyên nhân gây bí tiểu:

-Thành bàng quang co bóp không đủ mạnh (do mất liên hệ với hệ thần kinh điều khiển tiểu tiện). Nguyên nhân gây mất liên hệ như: bị chấn thương cột sống, chấn thương vỡ xương chậu, các bệnh lý bàng quang (viêm bàng quang, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, thành bàng quang bị chai xơ, xơ cứng cổ bàng quang...).

-Sỏi bàng quang gây bít lỗ thông bàng quang với niệu đạo khiến dòng chảy của nước tiểu bị cản trở và tắc nghẽn. Tình trạng viêm niệu đạo mãn tính dẫn đến xơ hóa, chít hẹp niệu đạo do viêm nhiễm, vi khuẩn, xơ cứng niệu đạo... cũng có thể gây ra bệnh bí tiểu.

-Ở nam giới còn có thể do các bệnh tiền liệt tuyến gây chèn ép cổ bàng quang như: viêm tiền liệt tuyến, u...

-Ở nữ giới, bí tiểu còn có thể do các bệnh ở tiểu khung đè nén bàng quang. Ví dụ: u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

-Ngoài ra, một số trường hợp bí tiểu tạm thời do tâm lý như: ngồi quá lâu, đi tàu xe chật...

2. Biểu hiện của bí tiểu

-Có cảm giác đau, rát, tức bàng quang, gây cảm giác rất khó chịu, gây nên nỗi khổ thường trực hàng giờ, hàng ngày cho người bệnh.

-Có cảm giác rát và luôn mót đi tiểu nhưng không tiểu được, khiến người bệnh khó chịu, bứt rứt không yên.

3.Bí tiểu có nguy hiểm không?

Các triệu chứng đau đớn và khó chịu của bí tiểu khiến người bệnh đứng ngồi không yên gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, cuộc sống của người bện. Bệnh gây mất ngủ kéo dài, người mệt mỏi, stress, cáu gắt..

Bệnh nếu không được xử lý kịp thời hoặc để bí tiểu tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây ứ đọng nước tiểu dẫn đến viêm nhiễm bàng quang. Thậm chí, nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng có thể gây tổn thương bàng quang, suy giảm chức năng thận, viêm thận, suy thận. Do đó, người bệnh cần đi khám và điều trị dứt điểm.

4. Bí tiểu có điều trị được không?

Nguyên tắc điều trị bí tiểu là thông, giải phóng hết lượng nước tiểu trong bàng quang, làm giảm cảm giác đau tức khó chịu. Vì vậy việc tuân thủ theo nguyên tắc của bác sĩ là hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả điều trị nhanh hơn. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có một phương pháp điều trị hiệu quả khác nhau.

Thông tiểu cần hết sức chú ý vô khuẩn tuyệt đối dụng cụ y tế… nếu không, có thể gây viêm đường tiết niệu.

Có những nguyên nhân gây bí tiểu không thể điều trị ngay lập tức (bệnh tiền liệt tuyến ở nam giới, chấn thương cột sống, xương chậu, xơ hóa niệu đạo...), vì vậy, bệnh nhân cần sự kiên trì điều trị dưới sự chỉ định dùng thuốc và tư vấn của bác sỹ. Ngoài thông tiểu và điều trị bằng thuốc, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp phòng bệnh và tránh bệnh tiến triển.

Nhận biết và đề phòng bí tiểu - Ảnh 3.

Thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe.

5. Một số biện pháp phòng bệnh

-Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

-Uống nhiều nước nhất là các loại trái cây, nước mát

-Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên vận động nâng cao sức khỏe.

-Không nên nhịn tiểu.

-Không nên ngồi quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bí tiểu.

-Thăm khám bác sĩ định kỳ để kịp thời phát hiện các bệnh như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền luyệt,... để có những biện pháp điều trị dứt điểm

Đánh bay bí tiểu tiện thai kỳĐánh bay bí tiểu tiện thai kỳ

SKĐS - Nhiều phụ nữ mang thai lần đầu ngoài những khó chịu như: buồn nôn, đau lưng, đau vú… trên thực tế, còn có nhiều triệu chứng khó chịu khác của thai kỳ.

Mời đón xem video nhiều người quan tâm:

7 lợi ích của vitamin C


BS. Việt Anh
Ý kiến của bạn