Cơ quan thị giác gồm các bộ phận phụ của mắt (hốc mắt, mi mắt và kết mạc, lệ bộ), nhãn cầu và đường thị giác. Nhãn cầu có vỏ nhãn cầu gồm 3 lớp là lớp xơ (củng - giác mạc), lớp mạch (màng bồ đào) và lớp thần kinh (võng mạc). Lớp thần kinh (võng mạc) gồm hoàng điểm và đĩa thị (gai thị), trong đó hoàng điểm (điểm vàng) là nhạy cảm nhất của võng mạc, nơi tập trung hàng triệu tế bào cảm quan, đóng vai trò quan trọng trong thu nhận hình ảnh, giúp nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh. Chính giữa là trung tâm hoàng điểm chứa toàn tế bào nón nên có thị lực tốt nhất.
Bên trong nhãn cầu chứa các môi trường trong suốt gồm thủy dịch, thể thủy tinh và dịch kính. Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, không có mạch máu, nằm sau mống mắt và trước dịch kính. Thể thủy tinh có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp con người có thể nhìn thấy mọi vật.
Thị lực là một phần quan trọng của chức năng thị giác trong đó chủ yếu là khả năng phân biệt ánh sáng và khả năng phân biệt không gian. Thị lực bình thường giúp con người có thể nhận thức rõ môi trường xung quanh, định hướng cho con người thực hiện các hoạt động một cách chuẩn xác nhất.
Suy giảm thị lực hay mất thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng. Các nguyên nhân gây suy giảm thị lực gồm tật khúc xạ (cận thị, viễn thị hay loạn thị), các bệnh lý về mắt (như đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp/glaucoma, bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm liên quan đến tuổi tác) hoặc biến chứng từ các bệnh khác gây ra (như bệnh võng mạc tiểu đường, tăng huyết áp). Một số thói quen như sử dụng điện thoại thông minh hàng giờ hoặc do công việc phải sử dụng máy tính hàng ngày cũng làm đôi mắt bị giảm thị lực, khó có thể hồi phục lại như ban đầu.
Khi có biểu hiện của suy giảm thị lực, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám tìm nguyên nhân và điều trị (ví dụ như người bệnh bị tật khúc xạ sẽ được chỉ định đeo kính...). Cần khám mắt định kỳ để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt, tránh tình trạng mắt mờ dần đi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể gây mất thị lực hoàn toàn.
Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với các thực phẩm chứa omega-3, lutein, kẽm, vitamin A, C, E để giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt (như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, khô mắt do thiếu vitamin A...). Người bị suy giảm thị lực cần bỏ thuốc lá, tránh dùng điện thoại thông minh và máy tính thường xuyên.
- Dầu gấc: có chứa beta caroten (tiền chất vitamin A), lycopen, vitamin E và một số chất béo thực vật. Dầu gấc có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa khô mắt do thiếu vitamin A như quáng gà, chữa suy dinh dưỡng và chậm lớn ở trẻ em.
- Omega-3: Có tác dụng tăng cường thị lực. Omega-3 kết hợp với lutein, astaxanthin có tác dụng cải thiện triệu chứng mỏi mắt.
- Lutein: Là một xanthophyll, có trong điểm vàng của mắt. Bổ sung lutein có tác dụng hấp thụ năng lượng dư thừa từ ánh sáng mặt trời để ngăn chặn các tia tử ngoại gây tổn hại đến mắt. Lutein có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do - một trong các nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống giàu lutein và các vitamin, carotenoid làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đục thể thủy tinh so với chế độ ăn bình thường. Đồng thời, việc bổ sung lutein cho thấy sự gia tăng mật độ quang học của các sắc tố võng mạc của mắt, giúp hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
- Astaxanthin: có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, giảm mù lòa. Có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tác động của tia tử ngoại và ánh sáng có cường độ cao, giảm mỏi mắt, tăng thị lực, tăng sức khỏe mắt.
- Vitamin A: rất cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của các mô bề mặt như biểu mô của da và niêm mạc và các mô của mắt, đặc biệt là kết mạc, giác mạc và võng mạc.
- Vitamin E: chống oxy hóa, thu giữ gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa.
MATSAO được sử dụng cho người có thị lực kém, người bị mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ, người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có hại cho mắt như làm việc với máy tính, đọc sách nhiều.
Cách dùng:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1-2 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Uống sau ăn.
Công ty TNHH Dược phẩm Dragon
VP giao dịch: 395 Nguyễn Khang, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Website:http://duocphamdragon.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/duocphamdragon
Hotline: 097 637 96 55 / 035 459 7866
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh