Ung thư cổ tử cung ít gặp ở độ tuổi 20-30, 60% là khoảng 35-55 tuổi, 20% là khoảng 55-65 tuổi, 8% khoảng 65-75 tuổi. Do vậy mà bệnh xuất hiện cả trước và sau mãn kinh.
Vai trò của cổ tử cung
Cổ tử cung đóng vai trò rất lớn trong quá trình sinh sản và sinh lý bình thường của phụ nữ. Cổ tử cung dài khoảng 5cm, nằm giữa tử cung và âm đạo. Cổ tử cung là bức tường phòng thủ đầu tiên chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể dẫn đến vô sinh.
Cổ tử cung là cửa ngõ và làm nhiệm vụ đưa tinh trùng vào tử cung. Cổ tử cung có tính đàn hồi, có thể phục hồi lại tình trạng ban đầu một cách nhanh chóng.
Khi các triệu chứng xuất hiện, chúng thường bao gồm chảy máu âm đạo bất thường, thường là sau quan hệ nhưng cũng có thể xảy ra tự nhiên giữa chu kì. Các trường hợp ung thư nặng hơn có nhiều khả năng bị chảy máu tự nhiên và có thể gây ra tình trạng khí hư âm đạo hôi thối hoặc đau vùng chậu. Ung thư khi lan rộng hơn có thể gây ra tắc nghẽn hệ tiết niệu, đau lưng, và sưng chân do tắc tĩnh mạch hoặc bạch huyết.
Khám vùng chậu có thể phát hiện một khối u hoại tử lồi ra từ cổ tử cung.
Các yếu tố nguy cơ
Ung thư (UT) cổ tử cung gồm hai thể là UT biểu mô dạng biểu bì hoặc UT biểu mô tuyến. Các UT biểu mô dạng biểu bì gần như là phổ biến nhất, chiếm 90-95% các trường hợp. Các yếu tố nguy cơ:
- Quan hệ tình dục từ sớm
- Nhiều bạn tình
- Hút thuốc lá
- Suy giảm miễn dịch
- Tình trạng viêm cổ tử cung mạn tính, thói quen vệ sinh cá nhân kém… là yếu tố gia tăng nguy cơ UT cổ tử cung.
Một số dấu hiệu nhận biết sớm ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể không có triệu chứng. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung chỉ xuất hiện rõ ràng khi các tế bào ác tính phát triển nhanh và xâm lấn vào các tổ chức lân cận. Đó là:
- Dịch âm đạo có màu bất thường, đổi màu: màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn màu hồng của máu, gây ra mùi khó chịu
- Đau bất thường ở vùng chậu, hoặc đau khi giao hợp… Những cơn đau này có thể cảnh báo nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao.
- Chảy máu bất thường: Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu khi đã mãn kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh, hoặc kỳ kinh kéo dài bất thường.
- Thiếu máu: Thiếu máu có thể xảy ra với bệnh ung thư cổ tử cung vì số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh bị giảm và được thay thế bằng các bạch cầu để đẩy lùi bệnh.
- Bất thường trong tiểu tiện: Khi bạn hắt hơi mà bị són tiểu hay khi đi tiểu có máu, đau thì nên đi khám ngay lập tức. Rất có thể bạn bị ung thư cổ tử cung.
Lời khuyên của bác sĩ
Chị em phụ nữ cần giữ cho mình tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế stress, bởi chúng là yếu tố khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, định kỳ 3-6 tháng nên đi khám phụ khoa và làm thêm các xét nghiệm tầm soát tế bào ung thư.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ cần tiêm đủ 3 mũi vaccine ngừa HPV trong vòng 6 tháng đến 1 năm. Loại vaccine đặc biệt này chỉ có tác dụng ngăn chặn giai đoạn tiền ung thư vì thế bạn cần tiêm đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế.
Cần có một chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý cũng sẽ góp phần phòng tránh ung thư.
Không nên quan hệ tình dục quá sớm hoặc lạm dụng quan hệ tình dục bừa bãi. Không lạm dụng thuốc tránh thai.
Giữ vệ sinh âm đạo nhất là sau khi sinh hoạt tình dục.
Nếu đang có vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa như khí hư bất thường, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thì cần đi khám và chữa trị dứt điểm để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Xem thêm video được quan tâm
6 Triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cần lưu ý và cách phòng ngừa