Nhận biết rắn độc và cách sơ cứu khi bị rắn cắn mùa mưa lũ

25-09-2024 12:35 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Sau khi bị rắn cắn, việc nhận biết vết thương bị cắn có phải do rắn độc hay không và sơ cứu trước khi đi cấp cứu là việc quan trọng.

Đề phòng rắn cắn mùa mưa lũĐề phòng rắn cắn mùa mưa lũ

SKĐS - Vào mùa mưa lũ, bên cạnh những nguy cơ về bệnh ngoài da còn rất nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn như chấn thương, tiêu hóa, rắn cắn… Các trường hợp bị rắn cắn cũng tăng cao hơn vào mùa mưa lũ. Vậy khi bị rắn cắn, cần phải xử trí sao cho đúng?

Phân biệt rắn độc và rắn không độc

Chúng ta thường nhận ra bằng mắt thường một số loại rắn độc hay gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn:

  • Rắn hổ mang khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng.
  • Rắn cạp nong thân mình 'khúc vàng khúc đen'.
  • Rắn cạp nia thân mình 'khúc trắng khúc đen.
  • Rắn lục đầu to hình thoi hoặc tam giác...

Rắn độc có thường có hai răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn sẽ để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt rắn độc. Nếu vết thương có dạng vòng cung, kích thước và độ sâu của các lỗ cắn đồng đều thì là rắn không độc. Còn nếu trên vết cắn có 2 dấu răng sâu, đối xứng nhau và nằm hướng về phía đầu vòng cung của vết thương thì khả năng cao bạn đã bị rắn độc cắn.

Sau khi bị rắn cắn thì việc nhân biết các loại rắn cắn có độc hay không và sơ cứu trước khi đi cấp cứu là việc cần biết và làm.

Sau khi bị rắn cắn, việc nhận biết vết thương bị cắn có phải do rắn độc hay không và sơ cứu trước khi đi cấp cứu là việc quan trọng.

Rắn độc thường có đồng tử dạng elip giống mắt mèo hoặc cá sấu, trong khi đồng tử của rắn không độc thường là hình tròn.

Các loài rắn có độc sẽ có đầu xu hướng to hơn, với hình dáng tam giác, đầu hơi phình ra theo chiều ngang. Ngược lại thì rắn không độc sẽ có đầu nhỏ hơn, hình dạng hướng thuôn tròn, bầu dục. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ như rắn cạp nong, cạp nia, các loài rắn biển có độc cực mạnh lại có đầu thuôn tròn không khác gì rắn lành tính.

Cách sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn

Các bước sơ cứu cần thực hiện:

  • Rửa tay sạch trước khi tiến hành sơ cứu.
  • Động viên, trấn an người bệnh vì nhiều người bị hoảng loạn.
  • Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp.
  • Điều chỉnh tư thế sao cho vùng bị cắn nằm thấp hơn mức tim, chẳng hạn như nằm xuống, kể cả trong lúc được vận chuyển đến bệnh viện.
  • Chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
  • Áp dụng biện pháp băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt với một số loại rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển.
  • Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn.
  • Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo.
  • Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.…

Lưu ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu.

Không nên:

  • Garô sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch.
  • Không chích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn.
  • Chườm lạnh.
  • Tự chữa bằng các bài thuốc của lang băm.
Các bước xử trí và hạn chế rất quan trọng vào việc bị rắn căn hay không phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của vết thương.

Cần dọn dẹp khu vực xung quanh nhà và giữ cho khu vực xung quanh nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng để tránh bị rắn cắn.

Cách hạn chế bị rắn cắn

  • Cần dọn dẹp khu vực xung quanh nhà và giữ cho khu vực xung quanh nhà ở luôn sạch sẽ, gọn gàng.
  • Dọn dẹp các đống rác, cỏ dại và các vật liệu xây dựng có thể là nơi trú ẩn lý tưởng cho rắn.
  • Khi di chuyển qua các khu vực có khả năng xuất hiện rắn như khu vườn, cánh đồng, hoặc khu vực chưa được kiểm tra, hãy cẩn thận. Nếu đi vào ban đêm, sử dụng đèn pin để phát hiện sớm sự hiện diện của rắn.
  • Khi làm việc ngoài trời hoặc ở những khu vực có nguy cơ cao, hãy mặc quần áo bảo hộ như ủng cao su và quần dài để giảm khả năng bị cắn, đội thêm mũ rộng vành nếu đi trong rừng hoặc đi ở khu vực nhiều cây cỏ.
  • Không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.

Xem thêm video được quan tâm:

Thừa cân ảnh hưởng thế nào đến đầu gối? | SKĐS



BS. Đào Thị Hoa
Ý kiến của bạn
Tags: