Hà Nội

Nhận biết những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ

28-10-2022 17:02 | Y học 360
google news

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Vậy những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào? Mời bạn theo dõi các thông tin hữu ích dưới đây.

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như nào?

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, cụ thể:

+ Giai đoạn ủ bệnh: Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ trong giai đoạn này chưa có sự bất thường. Thường kéo dài 3-7 ngày, giai đoạn này virus xâm nhập cơ thể chưa hoạt động.

+ Giai đoạn khởi phát: Thường kéo dài 1-2 ngày sau ủ bệnh, đây là giai đoạn xuất hiện triệu chứng tay chân miệng ở trẻ đầu tiên như: Sốt, đau họng, biếng ăn, quấy khóc… Trường hợp trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ trong 2 ngày, phụ huynh cần theo dõi liên tục để có biện pháp điều trị kịp thời.

+ Giai đoạn toàn phát: Thường kéo dài 3-10 ngày, đây là giai đoạn trẻ có thể có triệu chứng nặng rõ ràng như:

   - Lở loét miệng: Trẻ bắt đầu nổi những nốt ban chấm đỏ ở khu vực vòm miệng, lưỡi và nhanh chóng trở thành ban nước có kích thước 2-3mm khiến trẻ chảy dãi nhiều hơn, gặp khó khăn trong ăn uống.

   - Phát ban trên da: Xuất hiện những nốt ban đỏ có chứa dịch trong suốt gồ trên da, chủ yếu tại tay, chân, miệng, đầu gối, mông. Thường các nốt ban này không gây ngứa nhưng đa số sẽ để lại vết thâm sau khi hết bệnh.

+ Giai đoạn phục hồi: Thường từ ngày thứ 7 kể từ khi bắt đầu dấu hiệu bệnh đầu tiên, trẻ sẽ dần bình phục nếu không có những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ thường gặp. Nếu phụ huynh quan sát thấy những biểu hiện bất thường như: trẻ giật mình, quấy khóc liên tục, sốt cao không hạ, co giật, yếu chi, nôn ói liên tục, thở mệt,... cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất thăm khám và điều trị.

photo-1666948451384

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây nhiễm qua con đường nào?

Sau khi tìm hiểu về triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ, phụ huynh cần nắm thêm thông tin về con đường lây nhiễm bệnh giúp trẻ phòng tránh hiệu quả. Cụ thể, bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm qua các con đường như sau:

   - Thông qua đường miệng như giọt bắn khi hắt hơi, ho, dịch tiết từ mũi, nước bọt, hoặc phân của trẻ.

   - Lây qua các vật dụng, đồ chơi mà trẻ tay chân miệng đã sử dụng, virus có thể bám trên bề mặt, sau đó tấn công người khỏe mạnh.

   - Lây qua người chăm sóc trẻ tay chân miệng: Người chăm sóc có thể nhiễm virus này nếu vệ sinh tay chân cơ thể không bảo đảm.

Cách khắc phục bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà phụ huynh cần biết

Hiện nay, chưa có vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng nên cách chữa được khuyến khích là làm giảm triệu chứng ở trẻ kết hợp với chăm sóc tại nhà.

   - Trường hợp trẻ bị sốt, đau đầu, phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là loại thuốc được đánh giá an toàn, tuy nhiên cần sử dụng đúng theo liều lượng để tránh tác dụng phụ.

   - Bổ sung nước cho trẻ sau khi sốt bằng nước lọc, nước ép trái cây, điện giải.

   - Thường xuyên sát trùng niêm mạc cho trẻ bằng nước muối 0.9%.

   - Cung cấp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho trẻ.

   - Hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm có tính chua, cay, mặn, đặc, nóng sẽ khiến trẻ khó khăn khi thu nạp.

photo-1666948454261

Cung cấp chế độ ăn giàu dinh dưỡng để trẻ bị tay chân miệng mau khỏe

Giải pháp thảo dược giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh tay chân miệng mà chỉ có các sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng. Đối với các tổn thương da, mụn nước của bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên cho con sử dụng gel Subạc có thành phần: nano bạc, chitosan, kẽm salicylate… giúp kháng khuẩn, làm dịu da, hỗ trợ làm tổn thương da nhanh lành và không để lại sẹo.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do sức đề kháng của trẻ con non nớt. Nên để phòng ngừa cũng như hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh cần tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho con. Và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe như cốm Subạc là lựa chọn tốt cho các bậc phụ huynh vì những ưu điểm sau:

   - Cốm Subạc có thành phần cao lá xoài và cao bạch chỉ có công dụng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch giúp trẻ thêm khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.

   - Cao lá neem trong sản phẩm giúp hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Trẻ bị tay chân miệng khi sử dụng cốm này sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng.

    - Thêm vào đó, các thành phần như: L-Lysine, vitamin C, kẽm gluconate là các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm lành vết thương khi bị tay chân miệng.

photo-1666948455974

Gel Subạc và cốm Subạc giúp phòng ngừa và hỗ trợ giảm triệu chứng tay chân miệng

Hy vọng, với bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về triệu chứng tay chân miệng ở trẻ và cách hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh hiệu quả cho các bậc phụ huynh. Để phòng ngừa bệnh cũng như hỗ trợ giảm triệu chứng tay chân miệng, cha mẹ nên cho con sử dụng bộ đôi gel và cốm Subạc giúp nâng cao sức khỏe của trẻ.

Sản phẩm cốm Subạc được tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu.

Địa chỉ: Số 171 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.38461530 – 028.62647169.

Sản phẩm gel Subạc được tiếp thị và phân phối bởi: Công ty TNHH mỹ phẩm Spaphar.

Địa chỉ: Số 173 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Liên hệ: 024.37757240.

* Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.



Thu Hoài
Ý kiến của bạn