Nhận biết nguyên nhân và điều trị khô khớp gối

22-12-2022 07:00 | Bệnh thường gặp

SKĐS- Khô khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay. Hiện tượng khớp gối đau, cảm giác cứng khớp ở một hoặc cả hai đầu gối là vấn đề phổ biến không chỉ ở người lớn tuổi. Nếu không được điều trị, khớp gối bị khô sẽ có nguy cơ bị biến dạng…

Vì sao bị khô khớp gối?

 Đây là hiện tượng dịch bôi trơn trong khớp tiết ra quá ít trong khớp gối. Xuất hiện âm thanh lạo xạo khi người bệnh vận động và đi lại. 

Các đối tượng dễ mắc khô khớp, đặc biệt là khớp gối là:

- Những người trên 60 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lý cơ xương khớp cao.

- Những người trẻ nhưng không bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

- Người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá cũng có nguy cơ cao bị khô khớp.

Người béo phì, ít vận động…; Người thường xuyên phải lao động nặng, bị tì đè tạo áp lực lên khớp gối thường xuyên.

- Người bị chấn thương ở gối do lao động, tai nạn hoặc chơi thể thao…


photo-1671442889087

Khô khớp gối hay gặp ở người trẻ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất.

 Nguyên nhân gây khô khớp gối

Có 3 nguyên nhân khô khớp gối: tổn thương sụn khớp; tổn thương xương dưới sụn và giảm tiết dịch khớp. Trong đó tổn thương sụn khớp là lý do phổ biến nhất:

- Chấn thương sụn chêm: Đây là trường hợp thường thấy trong chấn thương do thể thao hay các loại hoạt động thể chất. Đa số, người chấn thương sụn chêm vẫn có thể đi bộ nhưng đầu gối sưng đau, khó di chuyển như bình thường lâu dần gây khô khớp gối.

- Khớp gối bị khô do viêm khớp: Viêm xương khớp, Viêm khớp dạng thấp, Viêm khớp sau chấn thương… đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến khớp gối cứng và khô

-Chấn thương dây chằng: có thể xảy ra do chấn thương khi hoạt động mạnh (như chơi thể thao) hoặc duỗi gối quá mức. Khi một trong các dây chằng đầu gối bị bong, đứt hoặc rách, người bệnh còn có nguy cơ bị xuất huyết nội…

- Xơ khớp hay hội chứng cứng khớp gối: xảy ra khi xung quanh khớp gối hình thành một lượng mô sẹo xơ cứng, dày đặc quá mức xuất hiện ở người mắc bệnh viêm khớp đã trải qua phẫu thuật đầu gối, chẳng hạn như thay khớp gối hoặc phẫu thuật chấn thương dây chằng chéo trước…

Điều trị thế nào?

Nhận biết nguyên nhân và điều trị khô khớp gối - Ảnh 2.

Nên ăn cá hồi để bổ sung omega 3 tốt cho xương khớp.

 Điều trị khớp gối bị khô phụ thuộc một phần vào nguyên nhân. Nếu do chấn thương nhẹ, có thể thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà để giúp giảm đau và cứng khớp:

- Nghỉ ngơi và chườm lạnh nhằm giảm sưng, nếu ít hoặc không sưng thì nên chườm nóng.

- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho khớp gối: dùng glucosamine sulfate tinh thể giúp giảm các triệu chứng đau nhức (đặc biệt là tại khớp gối). Ngoài ra, có thể sử dụng glucosamine để giảm đau và phục hồi chức năng của thoái hóa khớp giai đoạn sớm.

- Dùng NSAIDs nếu triệu chứng còn đau.

- Đeo nẹp ổn định đầu gối, giúp ngăn ngừa chấn thương.

- Tuy nhiên đối với các chấn thương nặng và kéo dài hơn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể chỉ định: Dùng thuốc giảm đau như corticosteroid; Dùng thuốc phục hồi khớp bị tổn thương; Tiêm axit hyaluronic nội khớp (thường là vào khớp gối) nhằm cung cấp axit hyaluronic giúp bôi trơn khớp, giảm ma sát, giảm xóc nhằm hỗ trợ khớp vận động được bình thường; Tập vật lý trị liệu để cải thiện chức năng đầu gối và khả năng vận động.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh nên bổ sung những thực phẩm để duy trì khớp khỏe:

- Cá béo có nhiều axit béo omega-3 và vitamin D: hỗ trợ kháng viêm. Nên ăn các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá tuyết…

- Bổ sung thực phẩm giàu canxi giúp hệ xương khớp được khỏe mạnh và dẻo dai. Nên ăn: tôm, cua, cá biển, sò, ốc… hay các món ăn từ xương và sụn động vật…

- Bổ sung rau xanh và hoa quả hàng ngày:  Các loại quả mọng như dâu, nho… hay hạt óc chó, bông cải xanh, rau chân vịt… giúp giảm triệu chứng viêm sưng khớp, giàu chất chống oxy hóa. Nên ăn đậu bắp có chứa axit folic, canxi, vitamin K cũng rất tốt cho xương khớp.

- Các sản phẩm từ sữa: rất có lợi trong việc bổ sung canxi cho người bị khô khớp gối.

6 động tác cải thiện vận động cho người viêm khớp gối6 động tác cải thiện vận động cho người viêm khớp gối

SKĐS - Viêm khớp gối gây đau và sưng tấy, ảnh hưởng không tốt đến vận động. Do đó, với bệnh lý này, bên cạnh việc dùng thuốc (nếu cần) thì người bệnh nên thực hiện các động tác tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp nhằm duy trì hoạt động.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Chương trình thiện nguyện “Tết ấm vùng cao” tặng quà cho 10 trạm y tế của huyện Hoàng Su Phì I SKĐS


BS. Hoàng Lan Anh
Ý kiến của bạn