Nhận biết nguyên nhân và điều trị bướu cổ

11-10-2022 15:38 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Bướu cổ là bệnh của tuyến giáp trạng. Biểu hiện thường thấy nhất là vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp. Hầu hết bệnh bướu cổ đều lành tính. Tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Bướu cổ có thể phòng ngừa được.

1. Nguyên nhân gây bướu cổ

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do sự thiếu hụt một lượng iod nhất định trong cơ thể gây ra. Bình thường, tuyến giáp sẽ hấp thu iod từ thực phẩm và các chất dinh dưỡng. Do đó, khi tuyến giáp không nhận được đầy đủ lượng iod thì nó sẽ giảm sản sinh hormone cho nên để bù đắp cho việc sản xuất hormone, tuyến giáp phải tăng thêm kích thước làm cho tuyến giáp phình to ra hình thành bướu cổ.

Nguyên nhân thiếu hụt iod:

-Do rối loạn bẩm sinh (rối loạn này có tính chất gia đình).

-Do dùng kéo dài một số loại thuốc như muối lithi dùng trong chuyên khoa tâm thần, thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa iod (thuốc cản quang), thuốc trị điều trị bệnh hen suyễn, thuốc trị thấp khớp, thuốc chống loạn nhịp tim hoặc do thức ăn (dùng kéo dài hoặc do ăn thức ăn có tác dụng ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp như các loại rau họ cải, măng, khoai mì…).

-Ngoài ra, một số phụ nữ do bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai hoặc cho con bú cũng có thể bị bướu cổ (bướu giáp trạng đơn thuần).

Nhận biết nguyên nhân và điều trị bướu cổ - Ảnh 2.

Vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do sự ảnh hưởng từ kích thước tuyến giáp

2. Các dạng bướu cổ thường gặp

  • Các nhà chuyên khoa chia bệnh bướu cổ thành 5 loại:
  • Bướu giáp đơn thuần: Đây là loại bướu cổ lành tính hay gặp nhất mà nguyên nhân gây ra không phải do u hay viêm và các chức năng của tuyến giáp hoàn toàn bình thường.
  • Bướu giáp độc tính: Loại này là dạng có kèm theo tình trạng cường giáp hay nhiễm độc thyroxin.
  • U lành tính tuyến giáp: Loại này thường gặp ở độ tuổi trung niên, khối u thường đơn độc và nằm ở bất kỳ vị trí nào trên tuyến giáp. Những biểu hiện lâm sàng của bệnh thường khó phân biệt với bướu giáp đơn thuần thể nhân và u tuyến giáp lành tính.
  • Ung thư tuyến giáp: Loại bệnh này có thể xuất hiện ở độ tuổi 40 – 60. Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm.
  • Viêm tuyến giáp: là tình trạng bệnh lý bao gồm sự thâm nhiễm tế bào viêm hoặc mô xơ tại tuyến giáp. Viêm giáp có thể xảy ra trên tuyến giáp bình thường hoặc trên bướu giáp có sẵn. Viêm ở tuyến giáp có thể khiến các hormone tuyến giáp được tiết ra quá nhiều hoặc quá ít, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

3. Biểu hiện của bướu cổ

Bệnh bướu cổ đơn thuần, lúc đầu thường không có những biểu hiện quá rõ ràng chính vì thế người bệnh thường hay bỏ qua. Biểu hiện rõ ràng nhất là tuyến giáp to phình ra, nhưng trong trường hợp khi bướu bé thì việc quan sát sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc không để ý, vì vậy bác sĩ chuyên khoa phải quan sát nghiêng hoặc sờ nắn mới có thể thấy. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể cảm nhận được một số đặc tính như:

  • Khi nuốt, họng sẽ thấy khó chịu, luôn cảm giác bị vướng cái gì đó thậm chí không nuốt được.
  • Có thể xuất hiện khó thở khi nằm.
  • Người bệnh có thể có cảm giác hồi hộp, có thể bị sụt cân, ra mồ hôi nhiều hơn hoặc có những dấu hiệu bị thừa hormone.
  • Thường xuyên căng thẳng, trí nhớ giảm sút, da khô nẻ, cảm thấy lạnh hoặc bị táo bón...
  • Thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và chán ăn.

Tuy vậy, hầu hết người bị bướu cố khi bướu mới phát triển với kích thước nhỏ, người bệnh gần như không cảm nhận các triệu chứng rõ rệt. Chỉ đến khi bướu phát triển to hơn, chèn ép vào các cơ quan gần tuyến giáp, người bệnh mới thấy dấu hiệu bất thường. Khi bướu đã lớn người bệnh thường xuyên bị khó thở, ho khan hoặc bị nghẹn khi nuốt, khi ăn, đặc biệt trong khi đang nằm.

4. Để xác định bướu cố nên làm các loại xét nghiệm gì?

Cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra sự thay đổi của các hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó cần siêu âm tuyến giáp để kiểm tra hình, thái cấu trúc của tuyến giáp, từ đó tìm ra sự thay đổi bất thường. Việc sinh thiết để xác định bướu lành tính hay ác tính cũng cần được kiểm tra bằng cách sử dụng kim nhỏ chọc hút tuyến giáp để lấy mẫu kiểm tra. Nếu có điều kiện nên xạ hình tuyến giáp, đây là kỹ thuật xét nghiệm hiện đại và mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây. Hình ảnh sắc nét cho phép đánh giá chức năng tuyến giáp một cách toàn diện và giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ngay ở giai đoạn khởi phát. 

Nhận biết nguyên nhân và điều trị bướu cổ - Ảnh 4.

Cần đi khám nội tiết nếu thấy các biểu hiện của bướu cổ.

5. Nguyên tắc điều trị bệnh bướu cổ

Bướu cổ hầu hết là bệnh lành tính, khi được phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh khá cao. Do đó, nếu bệnh nhân phát hiện thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa Nội tiết để được thăm khám chính xác.

  • Điều trị nội khoa (dùng thuốc), tức là sử dụng thuốc giúp đưa hormone tuyến giáp về trạng thái bình thường. Phương pháp này được áp dụng để điều trị bướu cổ có biểu hiện do rối loạn chức năng tuyến. Bệnh nhân sử dụng thuốc cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khám bệnh cho mình, sau những lần tái khám bệnh nhân sẽ được kiểm tra lượng hormone để đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc và có nên thay đổi liều lượng hoặc thay đổi thuốc hay không.
  • Xạ trị tuyến giáp: Đây là phương pháp sử dụng iod phóng xạ với mục đích làm giảm đi kích thước của tuyến giáp hiệu quả điều trị rất tốt.
  • Phẫu thuật tuyến giáp: đây là phương pháp để điều trị ung thư tuyến giáp. Tùy thuộc vào tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật
  • 6. Đề phòng bệnh bướu cổ

Cần đảm bảo cung cấp đầy đủ iod cho cơ thể bằng cách ăn các thức ăn giàu iod như cá biển, mắm tôm, nước mắm. Sử dụng muối iod trong các chế biến thức ăn hàng ngày là cách đơn giản dễ thực hiện để làm giảm nguy cơ thiếu iod. Tốt hơn là nên ăn muối iod với một số quả cần chấm muối có tỷ lệ iod nhất định như dưa chuột, khế…

Đối với các đối tượng mắc các bệnh lý tuyến giáp, sau điều trị các bệnh lý tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ do dung thuốc cần được khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Khi có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh cần đến ngay các cở sở y tế chuyên khoa nội tiết gần nhất để khám, xác định và điều trị sớm.

Bướu cổ - Khi nào cần điều trị?Bướu cổ - Khi nào cần điều trị?

SKĐS - Tôi 32 tuổi, thấy cổ to hơn bình thường nên đi khám ở bệnh viện huyện thì được chẩn đoán bướu cổ và không cho điều trị gì cả. Tuy nhiên, tôi lại nghe nói là phải uống thuốc hoặc mổ để trị dứt điểm bệnh, nếu không thì sẽ có những biến chứng gây bệnh tim. Tôi không biết thực hư như thế nào. Xin quý báo cho biết, bệnh của tôi có cần lên BV trung ương khám và điều trị không?

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Thú Vị- Nhóm Máu Có Thể Bộc Lộ Tính Cách Và Sức Khỏe Mỗi Người - SKĐS

TS.BS Bùi Khắc Hậu
Ý kiến của bạn