Tuy nhiên đây là các biểu hiện phổ biến của bệnh lún đốt sống cổ. Bệnh hay gặp ở những người bệnh không chú ý đến sức khỏe của chính mình.
Ai dễ mắc?
Bệnh lún đốt sống cổ thường xảy ra ở độ tuổi từ 25 do lao động quá sức dẫn đến việc các đốt sống chịu áp lực quá cao khiến chúng chèn ép vào vùng đĩa đệm. Lâu dần đĩa đệm không chịu được áp lực và gây ra tình trạng lún đốt sống cổ.
Lún đốt sống cổ là tình trạng thân đốt sống sụt giảm, xảy ra khi khối xương hoặc thân đốt sống bị xẹp và gây đau đớn dữ dội, biến dạng. Hiện tượng này chủ yếu do tình trạng loãng xương gây ra, nữ giới bị loãng xương cao gấp 4 lần so với nam giới. Theo nghiên cứu, tình trạng lún đốt sống xảy ra ở 25% bệnh nhân nữ trên 50 tuổi và 40% bệnh nhân nam 80-85 tuổi có nguyên nhân từ loãng xương.
Nguyên nhân gây lún đốt sống cổ
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng lún đốt sống cổ, trong đó kể đến các chấn thương cột sống; Loãng xương là một nguyên nhân khá phổ biến; U thân đốt sống; Đa u tủy xương...
Ở những người bị loãng xương nặng, các hoạt động như: Nâng vật nhẹ, bước ra khỏi bồn tắm, thậm chí hắt hơi mạnh cũng gây xẹp đốt sống hay một số biến chứng khác như gãy cổ xương đùi... Ở những người bị loãng xương mức độ trung bình, lún đốt sống cổ thường do tác động lực hoặc chấn thương như: té ngã, nâng vật nặng quá sức... Những người có cột sống khỏe mạnh mà bị lún đốt sống cổ thường do chấn thương nghiêm trọng như: tai nạn, chấn thương thể thao, ngã từ trên cao xuống...
Cần tránh việc bê vác nặng quá sức, sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng lún đốt sống cổ.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị lún đốt sống cổ, nếu tình trạng nhẹ, người bệnh sẽ có các triệu chứng đau nhức, khó vận động; nhưng nếu nặng có thể để lại biến chứng nghiêm trọng.
Những hạn chế mà lún đốt sống cổ mang lại là cột sống vận động kém linh hoạt. Các động tác xoay đầu, vặn cổ, leo cầu thang, cúi gập người,... khó khăn, gây đau nhức rất khó chịu. Hình dạng và cấu trúc của đốt sống cổ bị biến đổi. Đốt sống cổ cong vẹo sang một bên. Có thể khiến việc đứng không vững, dễ ngã nếu tình trạng lún đốt sống cổ nặng.
Mất khả năng vận động, việc đi lại luôn phải nhờ sự trợ giúp từ người thân hoặc các thiết bị hỗ trợ nếu không điều trị kịp thời.
Thực tế, bị lún đốt sống cổ có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Có trường hợp bị lún đốt sống cổ nhưng không có dấu hiệu gì đặc biệt. Có trường hợp lún đốt sống cổ sau đó sốt nhẹ và kèm theo các biểu hiện đau mỏi cổ, khó khăn trong vận động... Vì vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ, cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Phòng ngừa như nào?
Để phòng ngừa bệnh lún đốt sống cổ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất, cần chú ý tới việc phòng bệnh. Tránh bê vác vật nặng quá sức; chú ý bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi vào thực đơn hằng ngày, canxi từ các nguồn thức ăn, sữa và dược phẩm. Tránh các yếu tố nguy cơ như: thuốc lá, cà phê, rượu... tránh thừa cân, thiếu cân.
Cần có chế độ sinh hoạt khoa học: tăng cường vận động, tăng dẻo dai cơ bắp. Tránh té ngã, nâng vật nặng quá sức...
Khi mắc bệnh, cần khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Tùy từng trường hợp bệnh mà các bác sĩ có chỉ định cụ thể. Có thể được chỉ định sử dụng các dụng cụ. Nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống cổ và vai. Sử dụng các thuốc điều trị loãng xương. Thuốc bổ sung canxi, vitamin D. Hiện nay, việc điều trị lún đốt sống cổ, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh nghỉ ngơi, luyện tập, uống thuốc - tiêm thuốc, hoặc tiến hành các phương pháp phẫu thuật nếu tình trạng nặng.