Nhận biết khí độc dưới hầm, giếng sâu cách nào?

18-08-2022 11:40 | Xã hội
google news

SKĐS - Để phòng tránh tai nạn đáng tiếc trước khi xuống giếng, hầm có chứa khí độc gây ngạt khí, nên áp dụng các phép thử để nhận biết khí độc.

Vụ ngạt khí tại Công ty Miwon, nạn nhân thứ 5 đã tử vongVụ ngạt khí tại Công ty Miwon, nạn nhân thứ 5 đã tử vong

SKĐS - Liên quan đến vụ ngạt khí tại Công ty TNHH Deasang Việt Nam (phường Thọ Sơn, TP Việt Trì), chiều muộn ngày 21/7 nạn nhân duy nhất sống sót sau sự cố đã tử vong.

Khí độc thường lắng xuống phía dưới

Ngày 16/8, Công an tỉnh Bình Phước cho hay đang xác minh vụ tai nạn xảy ra tại xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, khiến 2 người đàn ông chết ngạt dưới giếng sâu. Thông tin ban đầu, chiều 15/8, anh Điểu Cường (32 tuổi, ngụ thôn Bình Hà, xã Đa Kia) thấy máy bơm bị hư nên trèo xuống giếng sâu gần 30m để lấy lên sửa.

Gần 1 tiếng sau anh Cường vẫn chưa trở lên, gọi không nghe tiếng trả lời, nên anh Điểu Trung (30 tuổi, hàng xóm anh Cường) trèo xuống giếng tìm rồi cũng "mất tích". Thi thể hai nạn nhân được tìm thấy sau đó.

Nhận biết khí độc dưới hầm, giếng sâu - Ảnh 2.

Sửa máy bơm dưới giếng nước, hai người tử vong thương tâm ở Bình Phước.

Theo TS Nguyễn Văn Khải, chuyên gia về hóa học, thủ phạm giết người chính là các khí cacbon không màu, không mùi, không duy trì hô hấp, có nhiều ở những nơi có sự phân hủy các chất hữu cơ. Các nạn nhân chết vì thiếu oxy và hít phải các khí độc (CO, CO2, CH4, H2S...) tích tụ lại trong lớp nước dưới đáy giếng. Những giếng khơi sâu cũng dễ là nơi tích tụ nhiều khí CO2.

GS.TSKH Trần Văn Sung, nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết trường hợp ngạt khí khi xuống giếng sâu xảy ra rất nhiều lần nhưng người dân chưa chú ý và không đề phòng. Ông cho biết khí metan (CH4), chiếm chỗ khí oxy và tích tụ dưới dưới đáy giếng khơi sâu là "thủ phạm" chính gây ra chết ngạt.

Khí metan (công thức hóa học là CH4), thường đọng ở các đáy giếng sâu. Đây là loại khí xuất hiện nhiều trong hầm lò, thường gây nổ khi bắt lửa. Một số nơi khác như bãi rác thải, chất thải nông nghiệp cũng phát sinh khí này. Trường hợp giếng 30m ở Bình Phước là rất sâu nên nồng độ khí metan xuất hiện nhiều.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hoá, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội nhận định ở những vùng có địa chất bình thường, giếng càng sâu thì khả năng bị ngạt khí càng lớn. Điều này được giải thích là do khí CO2 nặng hơn oxy nên càng ở dưới sâu, hàm lượng khí này càng đậm đặc, dẫn đến ngạt thở.

"Khi khí metan chiếm 75% thể tích trong không khí, sẽ khiến "chết ngạt ngay trong vài phút", ông Sung nói. Ngoài metan còn có chất đồng đẳng là khí etan (C2H6) - dù ít hơn nhưng đều độc. Chúng sẽ đẩy oxy lên và chiếm chỗ, tích tụ lại. Một số loại khí khác cũng xuất hiện như CO, CO2 nhưng không nhiều. Giếng càng sâu thì khí metan càng nhiều. Hiện nay Việt Nam chưa có nhiều thiết bị chuyên dụng trang bị để xuống giếng sâu.

Thử để biết khí độc

Thực tế, việc phòng tránh những rủi ro này bằng phương pháp thủ công là rất đơn giản, nhưng không nhiều người biết đến những phương pháp này.

Khắc phục điều này bằng cách sử dụng máy sục khí giống như chiếc máy người ta hay dùng cho bể cá để bơm không khí xuống giếng trước khi tiến hành làm gì đó dưới đáy giếng. Giếng từ 10m trở lên thì được coi là giếng sâu.

Một cách thủ công để an toàn hơn là dùng ống cao su dẫn khí từ mặt đất để hít thở hoặc dùng dây báo hiệu cho người ở trên khi gặp sự cố.

Trước khi xuống giếng (kể cả giếng hay sử dụng) cũng nên có biện pháp thử xem dưới giếng có khí độc không. Tốt nhất là thắp một ngọn nến, hay ngọn đèn, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy giếng trước, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí dưới đáy giếng vẫn đủ oxy để thở. Trái lại, nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì không khí dưới đáy giếng thiếu oxy, và có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác.

Cũng có thể nhốt một con gà hay một con chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống gần sát mặt nước giếng, nếu con vật bị chết ngạt là dưới giếng có nhiều khí CO2 hoặc các khí độc khác, người không xuống được.

Sau đó, nên làm thông thoáng khí dưới đáy giếng trước khi xuống. Có thể cắt một cành cây to nhiều lá buộc dây dài thả xuống đáy, rồi rút lên thả xuống nhiều lần trước khi cho người xuống.

Khi bị ngạt khí hoặc nhiễm độc khí, cách sơ cứu tốt nhất là cho người bị nạn lên mặt đất và hô hấp nhân tạo để thông mũi và phổi rồi mới đưa đến bệnh viện. Đối với người bị nhiễm độc khí mêtan cũng cần được xử lý như vậy. Tuy  nhiên, cũng chỉ xử lý được những trường hợp mới chớm bị  ngạt. Đối với nhiễm độc khí mêtan, khi đã bị ngấm vào mạch  máu thì không có cách gì cứu chữa.

PGS.TS Trịnh Lê Hùng cho biết thêm, đối với những vùng có nhiều mỏ than, quặng, dầu…thì ở những giếng sâu thường xuất hiện khí mêtan. Đây là loại khí độc có thể làm chết người một cách nhanh chóng, nên người dân ở những vùng này cũng cần lưu ý khi có ý định sử dụng giếng khơi.

Ngoài các phép đo có trong phòng thì nghiệm, thì khó có cách nào để biết được là giếng có nhiễm khí mêtan hay không. Vì thế để an toàn, trước khi cần xuống giếng, người ta thường thả một con gia cầm xuống, nếu nó bị chết thì có nghĩa là giếng có nhiều khí độc. Khí mêtan độc và dễ bắt cháy nên nhất thiết không dùng các phương pháp thử như giếng thông thường.

Trong trường hợp gặp phải hiện tượng có người chết ngạt khí thì người sau tuyệt đối không theo để cứu, mà nên tìm cách thả dây xuống đáy để trong trường hợp nạn nhân vẫn tỉnh để kéo lên.

Trường hợp ngạt khí từng xảy ra hồi cuối tháng 7/2022 hai người ở Yên Bái tử vong khi xuống nạo vét giếng. Hồi tháng 6/2020, hai bố con ở Thanh Hóa cũng chết ngạt dưới giếng bỏ hoang. Hay vụ ngạt khí khiến 5 người tử vong tại Công ty TNHH Daesang Việt Nam (tên khác là Công ty Miwon) ngày 18/7/2022 là những tai nạn vô cùng đáng tiếc. Nếu biết cách xử lý tình huống, rất có thể đã không có những cái chết thương tâm.

2 người ở Yên Bái tử vong do ngạt khí metan 2 người ở Yên Bái tử vong do ngạt khí metan

SKĐS - UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vừa thông tin vụ ngạt khí metan khiến 2 người tử vong.


Tô Hội
Ý kiến của bạn