Nhận biết huyết áp bình thường và huyết áp cao

10-03-2018 07:35 | Đời sống
google news

SKĐS - Bệnh cao huyết áp nếu không được điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.

Rất khó phát hiện các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, do đó cách tốt nhất để biết bản thân có bị cao huyết áp hay không là sử dụng máy do huyết áp. Bạn có thể tự đo huyết áp tại nhà.

Máy đo huyết áp chỉ hiện thị 2 chỉ số- huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Huyết áp tâm thu là mức huyết áp cao nhất trong mạch máu, xảy ra khi tim co bóp đẩy máu đi khắp cơ thể. Huyết áp tâm trương là mức huyết áp thấp nhất trong mạch máu, cho thấy sức cản của mạch máu khi máu lưu thông.

Huyết áp bình thường và huyết áp cao

Chỉ số huyết áp bình thường là gì?

Đơn vị đo chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là milimet thủy ngân (mmHG).

Theo Blood Pressure UK, chỉ số huyết áp của người bình thường khoảng 120/80. Chỉ số huyết áp bình thường cho thấy bạn có ít nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được coi là huyết áp cao. Chỉ số huyết áp từ 90/60 mmHg trở xuống được gọi là huyết áp thấp.

Nếu bạn bị cao huyết áp hãy thực hiện các biện pháp giúp hạ huyết áp vì huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh về tim càng cao”.

Người có chỉ số huyết áp 135/85 mmHg có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người có chỉ số huyết áp 115/75 mmHg.

Theo website Blood Pressure Nutrition, bạn có thể nhận được kết quả chỉ số huyết áp tâm thu gần đúng mà không cần sử dụng máy đo huyết áp.

Nhưng không thể đọc chỉ số huyết áp tâm trương nếu không dùng máy đo huyết áp.

Hãy thử bắt mạch ở cổ tay trái, ngay dưới ngón cái. Nếu bạn cảm thấy mạch đập đều đặn thì huyết áp âm thu của bạn ít nhất khoảng 80mmHg.


BS.Tuyết Mai
Ý kiến của bạn