Nhận biết đuối nước khô và cách xử trí

16-04-2022 10:05 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS- Nhiều người còn xa lạ với cái tên “Đuối nước khô”, thực tế đây là tình huống cấp cứu vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được sơ cấp cứu kịp thời. Đuối nước khô đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ do thiếu hụt các kỹ năng nhận biết và phòng tránh.

1. Đuối nước khô là gì?

Đuối nước khô là chỉ tình trạng nguy cơ tử vong sau khi nuốt hoặc hít phải chất lỏng vượt quá 24 giờ, tuy nhiên không có dấu hiệu khó thở. Đây là thuật ngữ để mô tả các trường hợp chất lỏng kích thích thanh quản khiến cơ quan này bị co thắt và đóng lại. Và khi thanh quản bị co thắt, sẽ cản trở và làm việc thở trở nên khó khăn. Chất lỏng nuốt phải xuất hiện ở những bộ phận không phù hợp chẳng hạn như khu vực của xoang, phổi…

Đuối nước khô được mô tả các trường hợp có các yếu tố phức tạp như:

-Chưa có hiện tượng khó thở sớm hoặc có dấu hiệu thiếu oxy.

-Có rất ít hoặc không có nước trong phổi.

-Không ai biết người đó đã nuốt, hít hoặc từng chìm trong nước

photo-1650009372040

Cần theo dõi và trông trẻ khi đi bơi đề phòng đuối nước khô

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô

Vì các dấu hiệu đuối nước khô khó nhận biết, nhất là ở trẻ nhỏ nên trong 1 giờ sau khi trẻ ra khỏi khu vực có nước, cần quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ, để xem có xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước không.

Các triệu chứng khi bị đuối nước khô:

-Thanh quản bị co thắt nên sẽ ho không kiểm soát được hoặc ho liên tục

-Tức ngực, khó thở

-Chóng mặt, choáng váng

- Buồn ngủ, luôn trong trạng thái mơ màng, không tỉnh táo

- Cảm thấy khó khăn khi nói chuyện

- Xuất hiện bọt ở miệng, mũi

-Nhịp thở bất thường

-Cáu kỉnh, mệt mỏi hoặc giảm năng lượng vì não không nhận đủ oxy

3. Xử trí thế nào khi trẻ bị đuối nước khô?

Khi phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu như trên, nghi ngờ đuối nước khô cần gọi ngay cấp cứu vì đây là một tình trạng khẩn cấp, cần phải cấp cứu kịp thời. 

Cần cố gắng giúp trẻ bình tĩnh để các cơ khí quản được thư giãn khiến việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Tại viện, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ chụp X-quang ngực và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhằm kiểm tra đường thở, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, nồng độ oxy của trẻ... Từ đó có hướng xử trí và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.

Nếu diễn tiến bệnh tốt lên, các chức năng của cơ thể đang trở lại bình thường, trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi ở bệnh viện từ 4 đến 6 giờ.

Ở một số trường hợp nhất định, các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô có thể tự biến mất, tuy nhiên tuyệt đối không được chủ quan. Cần kiểm tra và quan sát chặt chẽ các biểu hiện của trẻ trong vòng 24 giờ để tránh xảy ra các tình huống xấu có thể xảy ra.

Nhận biết đuối nước khô và cách xử trí - Ảnh 3.

Cần cho trẻ tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng để an toàn dưới nước

4. Phòng ngừa đuối nước khô

Cần hạn chế nguy cơ đuối nước khô của trẻ bằng cách:

-Tuyệt đối không được để trẻ bơi hoặc tắm một mình

-Luôn quan sát chặt chẽ khi trẻ đang ở khu vực có nước

-Chỉ cho trẻ được bơi trong khu vực có nhân viên cứu hộ

-Trang bị các đồ cứu hộ như áo phao khi đi qua vùng sông nước, khi đi bơi…

-Cho trẻ tham gia các lớp kỹ năng giúp an toàn dưới nước

-Nếu gia đình có hồ bơi, ao, gần hồ cần để ý che chắn để tránh trẻ bị đuối nước ướt hoặc đuối nước khô.

-Học các lớp dạy sơ cứu đuối nước, hồi sức tim phổi…

Trong tình huống nguy hiểm có thể xảy ra, cha mẹ hoặc người thân cần sơ cứu trẻ bị đuối nước đúng cách và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và xử trí kịp thời.

Phòng và sơ cứu đuối nước, hạn chế tử vongPhòng và sơ cứu đuối nước, hạn chế tử vong

SKĐS - Cứ đến hè thì các địa phương liên tục xảy ra tình trạng đuối nước. Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, bởi hầu hết trẻ bị đuối nước là do sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc.

Mời xem video được mọi người quan tâm:

Bộ Y tế: Tiếp tục tiêm vaccine cho người đã mắc COVID-19


BS Văn Bàng
Ý kiến của bạn