Nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở thanh thiếu niên

14-02-2023 08:27 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Những tác động từ gia đình và môi trường xung quanh đang khiến cho tình trạng rối loạn trầm cảm ở thanh thiếu niên ngày một tăng và nằm ở mức báo động.

Thế nhưng nhiều bậc cha mẹ không biết con mình bị trầm cảm. Họ phát hiện thấy con mình học hành sút kém, hay quên, mất tập trung, một số khác nhận ra con có những thay đổi (ít nói chuyện với người nhà, hay ở một mình, không cởi mở như trước nữa)....

Họ cho rằng con bước vào tuổi dậy thì thay đổi tâm tính. Chỉ khi vấn đề trở lên trầm trọng mới tìm kiếm bác sĩ.

Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên và thanh thiếu niên

Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ em, như học tập và chơi đùa.

Trẻ có thể không giải thích được cảm xúc bên trong hoặc tâm trạng. Trầm cảm nên được xem xét khi những đứa trẻ trước đây hoạt động tốt trở nên kém đi ở trường, rút khỏi xã hội, hoặc có hành vi phạm pháp.

Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ em, như học tập và chơi đùa.

Các biểu hiện cơ bản của rối loạn trầm cảm ở trẻ em và vị thành niên tương tự như ở người lớn nhưng có liên quan đến những mối quan tâm điển hình của trẻ em, như học tập và chơi đùa.

Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn). Sự khó chịu liên quan đến trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện như là hoạt động quá mức và hành vi hung hăng, chống lại xã hội.

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, trầm cảm biểu hiện một số hoặc bao gồm tất cả các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn bã hoặc bực bội, khó chịu, hoặc đôi khi cảm thấy đầu óc trống rỗng. Trẻ có thể cáu gắt, quát nạt em, chống đối lại bố mẹ
  • Giảm hoặc mất quan tâm, hứng thú trong công việc và sinh hoạt mà trước đây trẻ thích, không thích đến những chỗ đông người, nhanh chóng chán nản các trò chơi.
  • Ăn nhiều hơn hoặc ít hẳn đi, ăn không ngon.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, nằm một hai tiếng đồng hồ mới vào giấc, giấc ngủ bị gián đoạn, có thể bị giật mình, thức giấc sớm hoặc cũng một số ít trẻ ngủ nhiều.
  • Lo lắng nhiều một cách vô cớ, hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Cảm thấy mình không xứng đáng, mất tự tin hoặc thấy mình là nỗi xấu hổ/ bận tâm cho những người xung quanh
  • Giảm khả năng tập trung chú ý, dẫn đến không tiếp thu được bài học, do dự, khó khăn khi quyết định công việc
  • Giảm hoặc mất trí nhớ, hay quên, nói trước quên sau, khó trong việc ghi nhớ bài học.
  • Mệt mỏi hoặc mất sinh lực, thấy khó khăn ngay cả với việc đơn giản
  • Có ý nghĩ không muốn sống, có thể thấy cuộc sống vô nghĩa.
  • Rối loạn cơ thể: Đau đầu, đau bụng, nhức mỏi, buồn nôn... thường xuyên.
  • Đặc biệt, ở giai đoạn vị thành niên và thanh thiếu niên hay có trạng thái cảm xúc đặc trưng là có ý nghĩ mình vô dụng, có ý nghĩ và hành vi tự xâm hại bản thân, ý nghĩ tự sát, tự tử.

Biện pháp xử lý và cách hạn chế

Các biện pháp đồng thời hướng vào gia đình và trường học và phải kèm theo việc điều trị trực tiếp cho trẻ để tiếp tục tăng cường hoạt động chức năng và cung cấp chỗ ở thích hợp cho việc giáo dục.

Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn).

Ở một số trẻ bị rối loạn trầm cảm, tâm trạng nổi trội là khó chịu hơn là nỗi buồn (một sự khác biệt quan trọng giữa tuổi nhỏ và người lớn).

Đối với thanh thiếu niên, sự kết hợp của liệu pháp tâm lý và thuốc chống trầm cảm thường có hiệu quả cao hơn phương thức sử dụng đơn lẻ nhưng cần được theo dõi chặt chẽ

Cũng như ở người lớn, sự tái phát là phổ biến. Trẻ em và vị thành niên nên được điều trị trong ít nhất 1 năm sau khi các triệu chứng đã hết. Hầu hết các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em có trải qua ≥ 2 giai đoạn trầm cảm chủ yếu được điều trị vô thời hạn.

Mặt khác, các bậc cha mẹ cùng quan tâm chia sẻ mọi khó khăn, vui buồn trong cuộc sống. Học cách làm bạn với con dù trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào. Sắp xếp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phù hợp, không đặt ra nhiều kỳ vọng cũng như gây thêm cho trẻ các áp lực về thành tích học tập để trẻ có được tâm lý tốt. Đặc biệt lư tâm đến biểu hiện và những thay đổi nhỏ của trẻ để có hướng xử lý kịp thời.

Xem thêm video được quan tâm

Sáng 13/2: Quân đội điều 76 chiến sĩ đến Thổ Nhĩ Kỳ, Thượng Úy hoãn đám cưới để nhận nhiệm vụ


ThS.BS Vương Thủy
Giảng viên Bộ môn Tâm thần - Trường ĐH Y Hải Phòng
Ý kiến của bạn