Nhận biết dấu hiệu sớm, xử trí & phòng bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer

23-11-2021 09:00 | Y học 360

Theo thống kê những năm gần đây, trên thế giới có gần 50 triệu người mắc sa sút trí tuệ, chiếm khoảng 5% tổng số người trên 60 tuổi. Ước tính cứ mỗi 3 giây sẽ có thêm 1 người mắc sa sút trí tuệ và số người mắc sa sút trí tuệ tăng lên gấp đôi sau mỗi 20 năm.

Nhận biết dấu hiệu sớm, xử trí & phòng bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer - Ảnh 1.

Ảnh: ADCREW

Sa sút trí tuệ là hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ, … Sa sút trí tuệ có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm 60 – 80% tổng số các bệnh nhân sa sút trí tuệ).

Nguyên nhân dẫn đến Alzheimer

Các nhà khoa học xác định rằng Alzheimer là một bệnh lý hết sức phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố di truyền và khoảng 0,1% là do di truyền gen trội, thường bắt đầu mắc bệnh trước tuổi 65... Cũng có ý kiến cho rằng yếu tố môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự xuất hiện Alzheimer, bởi vì người ta đã phát hiện ở một số bệnh nhân Alzheimer có lắng đọng nhôm trong não.

Tuy vậy, thống kê cho thấy đa số các trường hợp bị bệnh Alzheimer đều là ngẫu nhiên. Ngày nay, các nhà nghiên cứu về thần kinh học cho rằng sự xuất hiện bệnh Alzheimer là do mất dần nơron và synap thần kinh trong vỏ não và một số vùng dưới vỏ não. Sự mất dần các tổ chức thần kinh trung ương này sẽ dẫn đến thoái hóa thùy thái dương, thùy đỉnh, một phần của thùy trán và hồi đai dẫn đến suy giảm trí nhớ không hồi phục. Một số các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến phát triển bệnh Alzheimer bao gồm: Giảm hoạt động tinh thần, béo phì, trầm cảm, tiểu đường và huyết áp cao…

Những biểu hiện của Alzheimer

Nhận biết dấu hiệu sớm, xử trí & phòng bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer - Ảnh 2.

Biểu hiện sớm của bệnh Alzheimer chủ yếu là triệu chứng quên. Người bệnh quên những việc gần đây, quên những chi tiết quan trọng, quên tên người, cuộc hẹn, quên uống thuốc... và thường phải nhờ vào lịch và ghi chú. Đặc biệt, còn có thêm triệu chứng là bệnh nhân thường hay lặp lại cùng một câu chuyện, cùng một câu hỏi hay cùng một vấn đề.

Không những vậy, người bệnh dễ bị xao nhãng bởi những sự kiện xung quanh xen vào, suy nghĩ và thực hiện những công việc hàng ngày chậm, dễ mắc sai sót hơn. Ngoài ra, trong giai đoạn sớm, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc hiểu, diễn đạt bằng lời và có thể có thay đổi kín đáo về hành vi, thái độ và cảm xúc.

Alzheimer ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh

Thời gian đầu là chứng hay quên, rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn định hướng dẫn đến bị đi lạc… Bệnh nặng hơn, người bệnh có thể bị rối loạn hành vi, trầm cảm, hoang tưởng, loạn thần… 30-40% các bệnh nhân có hoang tưởng, 20-30% bệnh nhân ảo giác, ở 40-50% các bệnh nhân bị trầm cảm và lo âu.

Những điều này dẫn đến mất dần các chức năng quan trọng của con người, ảnh hưởng đến các hoạt động cơ bản hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh, đi lại, khó nuốt, ảnh hưởng đến các hoạt động sống, làm việc, các mối quan hệ gia đình và xã hội hàng ngày của người bệnh. Thậm chí, về lâu dài người bệnh sẽ dần suy kiệt và thậm chí tử vong.

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc làm chậm diễn tiến của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm gánh nặng cho người chăm sóc. 

Điều trị Alzheimer như thế nào?

Hiện vẫn chưa có phương pháp nào điều trị được căn bệnh này mà chỉ làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tùy từng giai đoạn bệnh bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp. Các thuốc như: galantamine, dopenezil (dùng trong giai đoạn bệnh từ nhẹ đến trung bình); memantine (dùng trong giai đoạn trung bình đến nặng), … thuốc có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và hiệu quả càng cao khi bệnh được điều trị càng sớm. Ngoài ra, thuốc chống loạn thần (risperidon) được chứng minh có hiệu quả đối với điều trị tình trạng kích động, gây hấn và loạn thần ở bệnh nhân Alzheimer.

Để ứng phó với các rối loạn hành vi tâm thần, có thể kết hợp dùng thuốc các liệu pháp không dùng thuốc như: giáo dục người bệnh, tập luyện trị liệu.

Các thuốc điều trị Alzheimer cần được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sớm của bệnh, bạn cần đi khám chuyên khoa tâm thần để được bác sĩ khám và cho dùng thuốc điều trị thích hợp. 

Phòng bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer như thế nào?

Chế độ ăn uống, vận động, luyện trí não có thể hỗ trợ phòng bệnh Alzheimer

Chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Một số biện pháp được áp dụng như:

 + Không sử dụng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích.

+ Phòng và điều trị tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường.

+ Chế độ ăn điều độ: giàu hoa quả, rau xanh, giảm đường, giảm chất béo no.

+ Hoạt động thể lực, trí tuệ thường xuyên.

+ Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu, để giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer, tham gia càng sớm và càng nhiều các hoạt động kích thích tinh thần như đọc sách; thực hiện các biện pháp phòng tránh và điều trị sớm các bệnh stress, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, chấn thương đầu.

Nhận biết dấu hiệu sớm, xử trí & phòng bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer - Ảnh 4.

Ảnh: ADCREW

Việc phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe tâm thần rộng rãi cho người dân sẽ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, cải thiện sức khỏe và tăng chất lượng sống cho người dân Việt Nam, là mục tiêu của Chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN), được phối hợp thực hiện giữa Công ty Davipharm (https://davipharm.info/vi/) và Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Thông qua chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) (thành viên của tập đoàn Adamed), là công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các BKLN và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Kết nối với chương trình qua Fanpage (https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN) để có những thông tin hữu ích, giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu COVID-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt, thông qua chương trình, Davipharm (https://davipharm.info/vi/) trở thành công ty trong nước tiên phong với cam kết đồng hành dài hạn cùng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, chung tay giảm gánh nặng các bệnh không lây nhiễm (BKLN) và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam. Bạn có thể truy cập vào Fanpage CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT để có những thông tin hữu ích và hỗ trợ từ chuyên gia. Chúng tôi luôn ở đây để hỗ trợ bạn.

PV
Ý kiến của bạn