Ấu trùng sán lớn dưới da là một bệnh mạn tính gây tổn thương ở da, cơ, não... do các u nang sán lợn gây nên. Tùy theo vị trí khu trú của nang ở da ảnh hưởng tới thẩm mỹ, ở não có thể gây động kinh, giảm trí nhớ hoặc rối loạn vận động ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh.
Tại sao mắc bệnh sán dây?
Chu trình nhiễm bệnh ấu trùng sán lợn dưới da. |
Bệnh ấu trùng sán dây lợn có ở khắp nơi trên thế giới, nhất là ở các vùng có phong tục ăn thịt lợn sống, chưa nấu chín hoặc quản lý phân chưa tốt. Con sán dây lợn trưởng thành dài từ 2 - 3m. Một đốt sán già có thể chứa tới 55 nghìn trứng, nhữngđốt già ở cuối thường rụng thành từng đoạn 5, 6 đốt liền nhau theo phân ra ngoài. Người là vật chủ chính của sán, còn lợn là vật chủ phụ. Ngoài lợn, chó mèo cũng có thể là vật chủ phụ của sán dây lợn. Nếu lợn ăn phải đốt sán hoặc trứng sán, trứng sán qua dạ dày đến ruột, ấu trùng chui qua thành ruột vào hệ thống tuần hoàn và đi khắp cơ thể lợn. Chỉ sau 24 - 72 giờ kể từ khi ăn phải ấu trùng sẽ cư trú ở các mô hoặc các cơ. Sau 2 tháng, ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài có kích thước 17-20 x 7-10mm), khi đó còn được gọi là gạo lợn (cysticereus cellulosae). Trong nang có dịch màu trắng, có mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc.
Ấu trùng sán lợn trong não. |
Một người bị bệnh sẽ có các biểu hiện như sau: Ở da có các nang nhỏ, bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lăn dưới da, màu da ở trên nang vẫn bình thường. U nang sán hay nổi ở mặt trong cánh tay nhưng có thể nổi ở bất kỳ vị trí nào và có tính chất đối xứng. Ở người bị bệnh lâu năm, các u nang sán sau nhiều năm sẽ bị vôi hóa. Biểu hiện ở não giống như một u nang trong não hoặc có thể gây nên nhiều triệu chứng đa dạng như: tăng áp lực sọ não, cơn động kinh, suy nhược thần kinh, rối loạn tâm thần, bệnh nhân có thể bị liệt hoặc bị đột tử. Ở mắt: nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể, tiền phòng... làm giảm thị lực hoặc bị mù tùy theo vị trí của ấu trùng trong mắt. Nang ấu trùng ở cơ tim có thể làm cho tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân dễ bị ngất. Để xác định chính xác cần chọc hút và sinh thiết nang ở da tìm ấu trùng sán lợn. Chụp phim Xquang, chụp não thất hoặc soi đáy mắt phát hiện thấy u nang sán hoặc ấu trùng sán lợn. Ngoài ra, xét nghiệm phân tìm trứng sán.
Bệnh ấu trùng sán lợn dưới da cần phải phân biệt với một số bệnh như: u nang bã, u mỡ, u sarcoidose.
Các nang ở da bằng hạt đỗ hoặc hạt dẻ. |
Tẩy sán có dễ không?
Lời khuyên Để phòng tránh bệnh sán lợn, mọi người cần thực hiện ăn chín uống sôi, khôngăn thịt lợn sống hoặc chưa nấu chín, không ăn tiết canh. Tuyệt đối bỏ thói quen ăn thịt tái để tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh sán lợn và các bệnh khác rất nguy hiểm. Khi đã phát hiện nhiễm bệnh, cần tích cực điều trị để dự phòng bệnh u nang sán lợn dưới da và các biến chứng nặng như u não, đột tử. |
Điều trị u nang ở da có thể phẫu thuật khi thật cần thiết để giải quyết yếu tố thẩm mỹ hoặc các u nang chèn ép các dây thần kinh.
ThS. Nguyễn Xuân Lãm