Nhân bản tế bào gốc phôi thai: giấc mơ trường sinh bất lão?

14-05-2014 16:46 | Dược
google news

SKĐS - Nhân bản tế bào gốc phôi thai nhằm mục đích chữa bệnh, mở ra chân trời mới cho ngành y học tái tạo trên thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới trong vài năm qua đã thành công trong việc nhân bản tế bào gốc phôi thai nhằm mục đích chữa bệnh, mở ra chân trời mới cho ngành y học tái tạo.

Đây cũng là lý thuyết cho công cuộc kiếm tìm trường sinh bất lão, bởi các bộ phân thay thế từ tế bào gốc có thể coi như được trẻ hóa thêm một vòng đời nữa.

CÁC NHÀ KHOA HỌC SỬ DỤNG CÁC TẾ BÀO GỐC NHƯ THẾ NÀO?

1. Một mẩu da được lấy ra từ bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, bệnh tim hay các bệnh khác.

2. ADN được di dời khỏi trứng do một người phụ nữ trẻ khỏe mạnh hiến tặng.

3. Tế bào da được đặt trong nhân của trứng sau đó được sốc điện để phân chia tế bào.

4. Sau 5-6 ngày, nó tạo thành 150 tế bào. Ở giai đoạn này, phôi thai có kích cỡ như đầu một chiếc ghim.

5. Các nhà khoa học lấy ra các tế bào gốc có khả năng trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.

6. Những tế bào này có thể chuyển đổi thành tế bào não, tế bào tim hoặc các tế bào khác mà có gen hợp với người bệnh, giúp cho việc cấy ghép không bị đào thải. Các tế bào được tạo nên có thể sử dụng để điều trị bệnh cho bệnh nhân, hoặc có thể được dùng để nghiên cứu về bệnh tật hay thử nghiệm thuốc.

LiLy (theo Inquisitr, phys.org)


Ý kiến của bạn