Hà Nội

Nhãn áp bao nhiêu là cao?

27-12-2022 08:00 | Y học 360
google news

Đo nhãn áp là kỹ thuật kiểm tra một người có bị tăng nhãn áp hay không. Nhãn áp có thể cung cấp cho bác sĩ những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe mắt của người bệnh. Vậy nhãn áp như thế nào được coi là bình thường và nhãn áp cao có thể dẫn tới nguy cơ mắc bệnh lý nào?

photo-1671764416872

Nhãn áp bao nhiêu là cao

Nhãn áp là gì?

Nhãn áp (IOP) là thuật ngữ để chỉ áp suất bên trong mắt của bạn. Nhãn áp bình thường trung bình thường dao động từ 8-21 mm Hg. Người có nhãn áp liên tục cao hơn 21 mmHg nhưng không có tổn thương thần kinh thị giác được gọi là tăng nhãn áp.

Nhãn áp bao nhiêu là cao?

Thông thường mỗi người sẽ có chỉ số áp lực mắt khác nhau. Áp lực trong mắt đa phần sẽ cao hơn vào buổi sáng khi vừa thức giấc. Chỉ số áp lực nội nhãn ở phụ nữ thường cao hơn so với nam giới. Và theo thời gian và tuổi tác, áp lực bên trong mắt của chúng ta sẽ ngày càng cao.

Chỉ số nhãn áp cao bất thường được quy định là trên 21 milimet thủy ngân (mmHg), chỉ số nhãn áp thấp là bằng hoặc dưới 7 mm Hg. Trong khi đó, chỉ số nhãn áp bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 10 - 21 mm Hg.

photo-1671764419475

Các phương pháp đo nhãn áp

Các phương pháp đo nhãn áp

Phương pháp đo áp tròng: Phương pháp này sẽ sử dụng một đầu dò có kích thước nhỏ với thao tác nhẹ nhàng ép vào giác mạc của người bệnh để đo chỉ số áp lực trong mắt. Thông thường bác sĩ sẽ sử dụng một máy khám mắt còn được gọi với tên là đèn khe để nhìn vào mắt bạn. Sau khi thuốc nhỏ mắt gây tê phát huy tác dụng gây tê bề mặt mắt. Đầu dò được chạm nhẹ nhàng đến mắt. Thông qua đây bác sĩ sẽ kiểm tra số ở trên máy đo áp suất bên trong mắt.

Phương pháp đo độ lõm giác mạc điện tử: Sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt gây tê bề mặt mắt giúp người bệnh không cảm thấy máy đo trong khi kiểm tra chỉ số nội nhãn. Người bệnh sẽ phải nhìn thẳng về phía trước, một số trường hợp có thể được chỉ định nhìn xuống dưới. Chuyên gia sẽ nhẹ nhàng chạm đầu dò của máy đến mắt. Các số đọc sẽ được thực hiện trên mỗi mắt. Mặc dù rất chính xác, kết quả đo nhãn áp điện tử có thể chênh lệch so với đo nhãn áp áp tròng.

Phương pháp đo bằng khí: Phương pháp đo này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên nhãn khoa và không cần thiết phải nhỏ thuốc làm tê bề mặt mắt ở phương pháp này. Bạn sẽ phải đặt cằm lên một giá đỡ có đệm, mắt nhìn thẳng vào máy. Sẽ có một luồng không khí ngắn được thổi vào mắt bạn. Máy đo sẽ ghi lại áp lực nội nhãn từ sự thay đổi ánh sáng phản xạ khi ra khỏi giác mạc cho tới khi nó được thụt vào bởi luồng khí máy phát ra. Thủ thuật này có thể được sử dụng nhiều lần liên tục cho mỗi bên mắt.

Để được đo nhãn áp nhanh chóng, an toàn, kết quả chính xác cao và nhận được lời tư vấn từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Nếu đang có ý định đo nhãn áp, hãy tham khảo Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, đây là cơ sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị máy móc hiện đại, tối tân, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình.

photo-1671764422897


PV
Ý kiến của bạn