Nhắm mục tiêu protein cụ thể, phát triển thuốc giảm đau

10-09-2021 06:06 | Thông tin dược học

SKĐS- Một phát hiện mới của các nhà nghiên cứu của Đại học Monash (Úc) có thể phát triển của các loại thuốc giảm đau không opioid mới để điều trị chứng đau thần kinh một cách an toàn và hiệu quả.

Hướng mới phát triển thuốc giảm đau nhóm opioid an toànHướng mới phát triển thuốc giảm đau nhóm opioid an toàn

Opioid là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, thường được bác sĩ chỉ định để giảm đau từ trung bình đến nặng như khi bị chấn thương, sau phẫu thuật hoặc cho người mắc bệnh ung thư.

Đau thần kinh là một loại đau mãn tính, có thể xảy ra nếu hệ thống thần kinh bị tổn thương hoặc hoạt động không bình thường, do chấn thương, nhiễm virus, điều trị ung thư, hoặc là một triệu chứng hay biến chứng của các bệnh như đa xơ cứng và đái tháo đường.

Hiện nay, đau mãn tính vẫn là một gánh nặng sức khỏe toàn cầu, do thiếu các lựa chọn điều trị dẫn đến việc phụ thuộc quá nhiều vào thuốc giảm đau opioid, loại thuốc chỉ cung cấp hiệu quả giảm đau hạn chế ở những bệnh nhân bị đau mãn tính (đặc biệt là bệnh thần kinh), đồng thời gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, như suy hô hấp và nghiện.

Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm một loại thuốc giảm đau không opioid không có tác dụng phụ này.

Tiềm năng về thuốc giảm đau không opioid 

Nghiên cứu mới do các nhà khoa học từ Viện Khoa học Dược phẩm Monash (MIPS) và Viện Khám phá Y sinh học Monash (BDI) dẫn đầu, đã chứng minh một phương thức mới nhắm mục tiêu vào protein thụ thể adenosine A1. Thụ thể này vốn từ lâu đã được công nhận là một mục tiêu điều trị đầy hứa hẹn cho thuốc giảm đau không opioid để điều trị chứng đau thần kinh. Tuy nhiên, việc phát triển thuốc giảm đau đã thất bại do thiếu sự chọn lọc đúng mục tiêu, cũng như các tác dụng phụ không mong muốn.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng điện sinh lý học và các mô hình đau tiền lâm sàng để chứng minh rằng một loại phân tử cụ thể (được gọi là bộ điều hòa allosteric tích cực-PAM) có thể cung cấp khả năng nhắm mục tiêu có chọn lọc hơn nhiều đối với thụ thể A1 so với các chất hoạt hóa truyền thống được nghiên cứu trước đây, bằng cách liên kết với một vùng khác của protein.

Bước đột phá mới trong nghiên cứu là ứng dụng kính hiển vi điện tử cryo (cryoEM) để xử lý cấu trúc có độ phân giải cao của thụ thể A1 liên kết với chất hoạt hóa tự nhiên của nó là adenosine và PAM giảm đau. Do đó cung cấp ảnh chụp nhanh mức nguyên tử đầu tiên của nơi các loại thuốc này liên kết.

photo-1631184145998

Cấu trúc điện tử đông lạnh của thụ thể adenosine A1 ở người (màu xanh lam) liên kết với protein tín hiệu của nó (màu hồng, xanh lá cây và tím), adenosine (hình cầu màu tím) và một loại thuốc giảm đau không opioid thử nghiệm (màu như những quả cầu màu da cam).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, PAM không chỉ giảm đau thần kinh với các tác dụng không mong muốn tối thiểu, mà còn làm tăng hiệu quả khi các tín hiệu đau trong tủy sống trở nên mạnh hơn. 

Các nhà khoa học cho hay, kết quả nghiên cứu này sẽ thúc đẩy việc phát triển các loại thuốc allosteric không opioid mới để điều trị thành công cơn đau mãn tính.

Xem thêm video đang được quan tâm

Thông điệp 5T: Pháo đài chống dịch COVID-19 trong tăng cường giãn cách xã hội

DS. Diệu Hân
Ý kiến của bạn