Trong đó phải kể đến underground - “âm nhạc dưới lòng đất”, khi nhiều ca sĩ trẻ đã tạo được tên tuổi và thành công. Tuy nhiên, underground cũng để lại những nỗi lo về mặt ca từ.
Ngày một thịnh hành
Giới chuyên môn cho rằng, underground là khái niệm được dùng để chỉ tất cả các thể loại nhạc phi chính thống nói chung. Sự khác biệt của dòng nhạc này so với các loại khác ở chỗ, một nghệ sĩ underground không trình diễn, không cần có khán giả, không cần vỗ tay, không cần nổi tiếng, đặc biệt là họ không cần kiếm tiền từ âm nhạc. Những nghệ sĩ đến và gắn bó với underground thường đăng tải sản phẩm của mình lên internet và hoàn toàn không có những hoạt động được xem là chính thống như quảng bá, phát hành album, chạy viral quảng cáo trên truyền thông, biểu diễn ở show hay sự kiện... Sở dĩ các sản phẩm của giới underground nhận được nhiều hưởng ứng của mọi người, đặc biệt là giới trẻ vì không có khuôn phép. Thay vào đó là những ca từ đời thường, giản dị lại dễ gây đồng cảm và đi vào lòng người. Những nghệ sĩ underground thường chọn rap hay RnB làm chất liệu, vì những nhánh âm nhạc này không đặt nặng về quy chuẩn nhạc lý mà trái lại, rất thoáng về tư duy lẫn cách thể hiện.
Vừa phát hành, Anh thanh niên đã có hàng triệu lượt nghe.
Tại Việt Nam, nhiều ca sĩ đã tạo được tên tuổi và thành công khi đến với underground. Vừa ra mắt nhưng ca khúc Anh thanh niên của HuyR đã ở vị trí đầu trên các trang âm nhạc trực tuyến ở nước ta. Nhiều khán giả trẻ hiện đang “phát sốt” với ca khúc này bởi nội dung gần gũi, ca từ rất đời thường, đánh trúng tâm lý của nhiều chàng trai tuổi tầm 30 nhưng vẫn thấy mình là đứa trẻ to xác, đến khi gặp được một cô gái xinh đẹp, cuộc đời mới thay đổi hoàn toàn. Kết hợp với giai điệu catchy (vui vẻ) dễ thương và dễ nghe, Anh thanh niên đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khán giả.
Sự lên ngôi của underground trong làng nhạc trẻ Việt còn được thể hiện ở việc nhiều ca sĩ, ca khúc được đông đảo khán giả trẻ yêu mến và thuộc nằm lòng. Nổi bật trong số này phải kể đến ca khúc Hongkong1 do Nguyễn Trọng Tài tự sáng tác, tự hát đã làm mưa làm gió trên các diễn đàn, trang âm nhạc trực tuyến ở nước ta. Đó còn là sự kết hợp giữa Orange - giọng ca bước ra từ cuộc thi Nhân tố bí ẩn và rapper Karik với ca khúc Người lạ ơi - bài hát đạt 50 triệu lượt nghe nhanh nhất trong lịch sử. Trong khi đó, bằng kinh nghiệm và sự lĩnh hội khá tốt với dòng chảy âm nhạc đương đại, các ca sĩ underground ngày càng cho ra những ca khúc gần như “tiệm cận” với âm nhạc của thế giới, hàng loạt gương mặt trẻ với loạt bản hit “phá đảo” làng nhạc đương đại như Thằng điên, Đã lỡ yêu em nhiều (JustaTee); Túy âm, Vô tình (Xesi, Masew, Nhatnguyen); Người âm phủ, Ngày chờ tháng nhớ năm thương (OSAD); Một nhà, Thanh Xuân (Da LAB), Mình cưới nhau đi (Huỳnh James). Ngoài ra cũng cần kể đến Tình yêu màu nắng (Đoàn Thúy Trang và Big Daddy), Tình nhân ơi (Orange ft. Binz), Anh nhà ở đâu thế? (Amee ft. B Ray), Em ngủ chưa? (Trịnh Thăng Bình ft. OSAD); Em thì không (Mỹ Tâm và Karik), Hello (Đàm Vĩnh Hưng và Binz), Nước mắt em lau bằng tình yêu mới (Da LAB và Tóc Tiên). Với những thành công, các ca sĩ underground đã mang một làn gió mới cho nhạc trẻ Việt và giúp họ làm mới phong cách, được khán giả chú ý đến nhiều hơn.
Nốt trầm ca từ
Mặc dù đã, đang phát triển mạnh mẽ và được đông đảo khán giả trẻ yêu mến, tuy nhiên nhiều ca khúc nhạc underground của nghệ sĩ Việt còn để lại “sạn” trong ca từ. Không ít khán giả ngã ngửa và sốc khi nghe bài Thôi anh không chơi của ca sĩ Binz. Phần lời của ca khúc khiến người nghe không khỏi sững sờ khi dễ dàng liên tưởng tới một thế giới với rượu, ma túy, sex... như: “đừng vẽ cho anh một line”, “đừng bắt anh uống cả chai”, “đừng bẻ cho anh một nửa”, “đừng đưa cho anh hóa chất lạ”, “Vị trí em là doggy; On top của anh, vẫn là mông của em”... Bên cạnh đó, trong bài Tan ka ka - Ganja ka (nhóm JGKiD, Đen, EmceeL, KraziNoyze, DSK) với những câu chửi thề và nhắc đến “Ganja” (hiểu là cần sa) khiến người nghe liên tưởng tới tệ nạn hút hít: “8 tiếng, tan ka, vác xác thân mệt mỏi về nhà/Quấn điếu Ganja, mơ màng buông mình xuống sofa/Ai ja ja ja, đêm nay ta với ta phòng ngập khói Ganja”.
Ca khúc của Huỳnh James - Pjnboys có tên gọi Quăng tao cái boong cũng khiến nhiều khán giả giật mình với ca từ vì đề cập đến chất cấm: “Nào nào mình cùng lại đây phê pha/Phê cho nó hết thấy đường về nhà/Vì công việc hằng ngày chất chứa quá nhiều/Toàn những là vết ố/... Nên vì thế tao dùng “cỏ khô”/Để tẩy rửa đi hết những điều thống khổ”. Những ca khúc nhạc underground dù có lượng khán giả trẻ nghe nhất định, tuy nhiên với phần lời phản cảm và nhố nhăng nên trải qua thời gian, hầu hết các ca khúc ấy đều rơi vào quên lãng.
Trước thực trạng một số bài hát thuộc dòng nhạc underground có ca từ thiếu chuẩn mực, nhiều ý kiến cho rằng nếu chỉ nằm trong bóng tối ở khu vực vui vẻ của giới nghệ sĩ thuộc dòng nhạc này.