Nhạc bán cổ điển đang xuôi dòng

07-01-2017 09:29 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Dù khá kén người nghe, nhưng trong lúc thị trường âm nhạc còn nhiều ca khúc nhảm nhí, vô nghĩa thì những ca khúc bán cổ điển có ca từ ý nghĩa...

Dù khá kén người nghe, nhưng trong lúc thị trường âm nhạc còn nhiều ca khúc nhảm nhí, vô nghĩa thì những ca khúc bán cổ điển có ca từ ý nghĩa, thi vị và giai điệu đẹp là một lợi thế cho không ít ca sĩ trẻ hiện nay. Dù kết hợp classic với bất kỳ dòng nhạc nào, các ca sĩ luôn biết cách “thổi” vào mỗi ca khúc màu sắc cổ điển để mọi người có thể thấy cổ điển không hề khó nghe và xa lạ.

Không sợ cạnh tranh

Khác với trước kia, bán cổ điển là một thuật ngữ khá thông dụng hiện nay trong làng âm nhạc, bên cạnh những R&B, Pop hay Hip-hop thời thượng. Hàng loạt dự án phát hành album theo phong cách bán cổ điển chính thống hoặc dùng những chất liệu bán cổ điển của ca sĩ đã lần lượt ra mắt trong khoảng thời gian gần đây, và dòng chảy này ngày càng trở nên mạnh mẽ. Việc đẩy mạnh xu hướng phát triển dòng nhạc bán cổ điển không còn là niềm đam mê của cá nhân một vài ca sĩ mà hiện nay đã có sự tham gia của các công ty tổ chức biểu diễn và sản xuất băng đĩa nhạc. Nhạc mang màu sắc bán cổ điển đang khẳng định vị thế trên thị trường âm nhạc Việt Nam.Nhạc bán cổ điển ít có sự va chạm và không có nhiều để cạnh tranh.

Nhạc bán cổ điển ít có sự va chạm và không có nhiều để cạnh tranh.

Nhắc đến dòng nhạc bán cổ điển, có thể kể đến những tên tuổi quen thuộc như Quốc Bảo, Minh Châu hoặc còn khá lạ lẫm với khán giả như Trần Thái Nguyên. Điều dễ dàng nhận thấy là nhạc bán cổ điển không tạo thành làn sóng hay cơn sốt nào, tuy nhiên, nó tồn tại lâu bền và phát triển âm ỉ. Ca sĩ theo dòng nhạc bán cổ điển cũng không thể nổi lên thành thần tượng hay “sao” như nhiều ca sĩ nhạc trẻ khác nhưng họ lại có một chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả yêu nhạc. Điển hình là những giọng ca Tấn Minh, Trọng Tấn, Khánh Linh, Thụy Long,...

Không thu hút được lượng khán giả “khủng” chính là khó khăn của các ca sĩ hát nhạc bán cổ điển, nhưng dù phục vụ số ít, họ vẫn tìm được lợi thế riêng của mình, đó là mối đồng cảm của người nghe. Nhiều nhạc sĩ theo dòng bán cổ điển tự tin khẳng định, với tính chất tự sự, thiên về tình cảm nên bán cổ điển rất phù hợp với người Việt, dễ dàng thấm sâu và ngày càng được yêu thí


Việt Sơn
Ý kiến của bạn