Hà Nội

Nhà văn Âu - Mỹ sống thời COVID

12-05-2020 05:45 | Văn hóa – Giải trí
google news

SKĐS - Ðại dịch COVID-19 khiến cuộc sống toàn cầu bị xáo trộn. Hãy xem các nhà văn Âu- Mỹ xoay sở thế nào với cuộc sống mới.

1.Trao đổi chiêm nghiệm cuộc đời trên facebook

Những ngày này nhiều nhà văn cũng tự giam mình tại gia. Họ sống thế nào với đại dịch và sự bắt buộc phải cách ly? Năng khiếu bẩm sinh, sự tinh tế quan sát thế giới (cả ngoài đời và nội tâm) trong những ngày qua của không ít nhà văn đã mang lại khá nhiều status thú vị trên mạng xã hội.

“Thực chất, vì sao chúng ta tự giam mình tại gia?”- đó là câu hỏi của nhiều người. Bà Malgorzata Rejmer, nhà văn Albania gốc Ba Lan tác giả Bùn đất ngọt hơn mật ong, tiểu thuyết nhận nhiều giải thưởng Văn học Ba Lan 2019,  cũng tự hỏi như vậy.

Malgorzata Rejmer, nhà văn Albania gốc Ba Lan: Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm với cộng đồng.

Malgorzata Rejmer, nhà văn Albania gốc Ba Lan: Tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm với cộng đồng.

“Cho đến nay cuộc sống xui khiến chúng ta hành động theo cách: dành tối đa thời gian quan tâm đến bản thân, thụ hưởng mọi hương vị cuộc đời và tỏa sáng, còn bây giờ cuộc sống cảnh báo: tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm với cộng đồng” - nữ nhà văn viết trên trang FB cá nhân. Đại dịch COVID-19 buộc chúng ta phải quan tâm đến người khác.

Câu kết đoạn văn ngắn là đáp án cho câu hỏi, vì sao chúng ta phải tự cách ly- để bảo vệ đồng loại. Bảo vệ người già, cũng như những cá thể không có nhiều cơ may chiến đấu hiệu quả với COVID-19. Để bảo vệ mạng sống “cha mẹ, ông bà chúng ta. Con trai người bạn bẩm sinh cơ thể đề kháng kém, người bạn gái vừa may mắn chiến thắng bệnh ung thư, bảo vệ đồng nghiệp suy nhược vì bệnh đái tháo đường”.

“Chúng ta phải nghĩ về người khác. Về những người già, đối tượng  vẫn có thể sống thêm nhiều năm hạnh phúc. Trường hợp rủi ro xấu nhất xảy ra với người cao tuổi, cùng với họ sẽ biến mất những câu chuyện, trải nghiệm và sự thông thái. Có gì xấu, khi họ cao tuổi? Đã lâu chúng ta đã bị nhồi sọ chủ nghĩa tự do mới với tuyên ngôn, quan trọng nhất là tính hữu ích, rằng người hưu trí là gánh nặng bảo hiểm xã hội, rằng, người già là vô dụng” - nữ nhà văn nhấn mạnh.

“Tôi có cảm giác, đại dịch đang diễn ra là là cơ hội lý tưởng để không ít người trong chúng ta sự “làm sạch” lối sống ích kỷ của bản thân. Chúng ta có nhiều thời gian hơn, để trò chuyện với nhau. Chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau. Có thể không phải là vật chất, nhưng hỗ trợ về tinh thần. Hãy nghĩ, cuộc sống mang lại cho ta những gì. Và hơn lúc nào hết, chúng ta cần có sự hiện diện của đồng loại”- nữ nhà văn Albania kết thúc chiêm nghiệm cá nhân.

2. Sẽ viết về đại dịch COVID-19

Đa số các nhà văn châu Âu và Mỹ là dân viết tự do, sống chủ yếu bằng nhuận sách. Thế nên, trong thời buổi cách ly tại gia, giải thưởng văn học là phao cứu sinh đích thực.

Một trong số đó, giải mang tên Windham-Campbell có giá trên 1 triệu USD được trao từ năm 2013. Người viết đăng quang được lựa chọn thuộc 4 thể loại: tiểu thuyết, văn học sự kiện, thơ và kịch bản sân khấu. Con số nhà văn được trao giải thay đổi trong vài năm qua. Năm nay có 8 tác giả. Họ chia với nhau số tiền 1,32 triệu USD.

Nữ nhà thơ Anh gốc Ấn Độ Bhanu Kapil sinh năm 1968 hiện sống tại Colorado là một trong số tác giả may mắn đăng quang đúng mùa COVID-19. Trước thời điểm biết tin, sẽ được trao số tiền trên 160 nghìn USD, Kapil đang còn đau đầu với thực tế, làm sao có thể vừa hoàn thành giáo án bài giảng online cho Đại học Naropa gom thêm thu nhập và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc mẹ già. - Tôi ngồi trên giường và bất giác cầu khấn: “Ai đó hãy cứu giúp!”. Khi Michael Kellehr (quan chức quản lý giải thưởng) thông báo, Kapil đoạt giải, tôi có cảm giác, dường như Thượng đế đã nghe thấu lời cầu cứu của tôi - nữ nhà thơ 52 tuổi, nhân vật lần đầu đăng quang giải văn học danh giá bộc bạch.

Gần đây trong cuộc trò chuyện với phóng viên nhật báo Anh “Guardian”, Bhanu Kapil không giấu giếm thừa nhận, như tất cả người cầm bút tự do thời đại dịch, bà luôn có tâm lý bất an vì tình trạng túng tiền. - Nhất là với tôi, một phụ nữ làm thơ năng suất viết không thuộc tốp đầu bảng. Lúc khó khăn, ước nguyện của tôi chỉ là hy vọng sự hỗ trợ khiêm tốn của người thân, không ngờ tôi đã may mắn nhận được gói “phao cứu sinh” vĩ đại - Kapil thật thà tâm sự.

Với câu hỏi về dự định sáng tác thời gian tới, nữ nhà thơ Anh gốc Ấn đáp:

- Tôi sẽ viết trường ca về đại dịch COVID-19. Nhiều đồng nghiệp của tôi trên thế giới chắc chắn cũng viết về chủ đề nóng bỏng này. Tôi sẽ cố gắng hết mình - Kapil chia sẻ.

Đăng quang giải mang tên Windham-Campbell 2020, cùng Bhanu Kapil là các nhà văn, nhà thơ: Yiyun Li (Mỹ), Namwali Serpell (Zambia). Jonah Mixon-Webster (Mỹ) ,Anne Boyer (Mỹ), Maria Tumarki (Australia), Aleshea Harris (Mỹ) và Julia Cho (Mỹ).


Ngọc Báu
Ý kiến của bạn