Nhà thuốc tốt phục vụ tốt người bệnh

09-06-2011 14:17 | Tin nóng y tế
google news

“Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP), ở Thừa Thiên Huế đa được thực hiện đồng bộ, đem lại lợi ích nhiều mặt cho người bệnh.

“Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP), ở Thừa Thiên Huế đa được thực hiện đồng bộ, đem lại lợi ích nhiều mặt cho người bệnh.

Nhằm quản lý và siết chặt cam kết từ các nhà thuốc tư nhân, Sở Y tế Thừa Thiên Huế chia thuốc ở các cửa hàng thuốc làm 2 loại: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Những nhà thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc (GPP) được bán cả hai loại thuốc này. Những nhà thuốc chưa đạt GPP chỉ được bán loại thuốc không kê đơn. Việc làm này buộc các nhà thuốc phải tính đường đi cho mình.

Để chấp hành nghiêm chỉnh nội dung quy định nhà thuốc GPP, Sở Y tế Thừa Thiên Huế thường xuyên có các đoàn kiểm tra, tới kiểm tra tại các nhà thuốc. Chính nhờ quản lý chặt chẽ như vậy, đầu năm 2011, Huế có 103 nhà thuốc thì đã có 84 nhà thuốc đạt GPP.

Ngược lại thời gian vào năm 2008, Thừa Thiên Huế được sự đầu tư của PATH (Program for Appropriste Technologi in Health) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực y tế để thực hiện dự án nâng cao vai trò nhà thuốc trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vai trò của nhà thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng là: Nâng cao năng lực của dược sĩ và nhân viên nhà thuốc để cung cấp thông tin, dịch vụ. Đặc biệt là nâng cao nhận thức của người dân trong việc chữa bệnh. Cái hay của dự án này, không phải chỉ bệnh nhân như cha ông ta nói: “Có bệnh đi vái tứ phương”, mà người bán thuốc phải là “Lương y như mẹ hiền”, phải xác định việc chữa chạy cho người bệnh thuộc lương tâm của mình, là trách nhiệm số một của mình. Vì vậy phải nâng cao tay nghề và nâng cao đạo đức người thầy thuốc.

Để thực hiện được mục tiêu này, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đã mở các lớp tập huấn cho chủ hiệu thuốc, cho dược sĩ và cho nhân viên nhà thuốc. Vấn đề được coi là then chốt là kỹ năng quan hệ với khách hàng. Sau đó là đánh giá năng lực của dược sĩ, từ đó nâng cao chất lượng của dược sĩ để đáp ứng được nhu cầu của dự án. Ít nhất các dược sĩ phải hiểu và tư vấn cho bệnh nhân các bệnh thông thường: sốt, ho, tăng huyết áp, tiêu chảy, các biện pháp tránh thai, tránh thai khẩn cấp, viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục, sơ cứu... Các nhà thuốc được thực hiện dự án PATH đều có biểu tượng PATH treo trước nhà thuốc của mình.

 Người bệnh được tư vấn tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
Sở Y tế Thừa Thiên Huế cùng với điều phối viên của mình làm việc với PATH để xây dựng các tài liệu tham khảo, các cán bộ nhà thuốc; dùng tài liệu rơi này phân phát cho khách hàng làm cho quan hệ giữa nhà thuốc với bệnh nhân gần gũi nhau hơn.
 
Sở Y tế lên kế hoạch giám sát định kỳ đối với các nhà thuốc PATH. Có 2 phương pháp giám sát khẳng định là có hiệu quả. Một là giám sát “mật”. Giám sát viên đóng giả bệnh nhân, bí mật tới nhà thuốc mua thuốc, xem dược sĩ có mặt ở đó không, bán thuốc như thế nào, quan hệ với khách hàng ra sao?... Tất cả những quan hệ này tốt, xấu sẽ được ghi chép đầy đủ để khi gặp lại, góp ý với nhà thuốc. Hai là giám sát công khai. Đoàn giám sát tới nhà thuốc, kiểm tra và khi cần thiết có những câu hỏi cụ thể về bệnh tình, thuốc, chức năng nhà thuốc và về việc đối xử với khách hàng. Những chứng cứ này có biên bản để nhà thuốc biết đó mà sửa chữa những thiếu sót của mình.

Dự án PATH rõ ràng thêm một lần nữa để nhà thuốc củng cố chặt chẽ về chuyên môn, đáp ứng lòng mong đợi của người bệnh.

Tâm trạng bệnh nhân đến nhà thuốc hoàn toàn yên tâm, nhất là những điều thắc mắc đều được tư vấn một cách rõ ràng, thuốc có giá, mua đúng giá, chứ không còn thắc mắc, hoài nghi như xưa.

NGUYỄN QUANG HÀ


Ý kiến của bạn