“Nếu vào cuộc, nhà thôi miên sẽ đưa bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường vào trạng thái thôi miên bằng lời nói, câu hỏi làm cho Tường biết anh ta đang muốn gì, đang “đau” cái gì?”
Mới đây nhất, Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân - Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam, thành viên của Tổ chức thôi miên quốc tế đặt ra nghi vấn rằng lời khai của bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường chưa đủ chi tiết nên chưa thể tìm thấy xác nạn nhân.
Ông nhận định: “Nếu vào cuộc, nhà thôi miên sẽ đưa bác sĩ Tường vào trạng thái thôi miên bằng lời nói, câu hỏi làm cho Tường biết anh ta đang muốn gì, đang “đau” cái gì? Hoặc có thể dùng những câu hỏi động vào lòng trắc ẩn của Tường để Tường tự khai ra tất cả". Thông tin trên tờ Đời sống pháp luật.
Cũng theo vị này, thôi miên sử dụng trong điều tra sẽ tạo điều kiện cho nhân chứng nhớ lại cụ thể, chính xác hơn vụ việc.
Trong khi đó, giáo sư Vũ Văn Bằng đã đã hoàn thành xong việc sử dụng máy địa bức xạ tìm kiếm xử lý, tổng kết số liệu để đưa ra kết quả chính xác nhất về vị trí nghi có xác chị Huyền.
Theo thông tin trên Đất Việt, ông Bằng đã chuyển báo cáo đến cơ quan điều tra và cả phòng cảnh sát giao thông đường thủy. Công an sẽ đọc báo cáo này và sẽ cùng giáo sư Bằng lên kế hoạch khai quật đáy sông.
Sáng 17/12, một người đàn ông tên Thành, làm nghề kinh doanh vé số ở quận Thủ Đức, TP.HCM có gọi điện ra cho gia đình thông tin rằng, trong hơn một tháng qua, đã 3 lần ông Thành nằm mơ thấy cùng một giấc mơ, báo nơi phi tang xác chị Huyền. Sau lần thứ 3 thì ông mới quyết địng gọi báo cho gia đình biết.
Người này chỉ dẫn từ thẩm mỹ viện Cát Tường rẽ trái, qua một cây cầu sẽ thấy một chung cư hình chữ L, đó là nơi thi thể chị Huyền bị phi tang.
Gia đình nạn nhân đã tiến hành tìm kiếm, thế nhưng, từ thẩm mỹ viện Cát Tường rẽ trái sẽ có 2 cây cầu, một cầu vượt ngã tư Vọng, một cầu dành cho người đi bộ bắc ngang, không biết là cầu nào. Đồng thời xung quanh đó gần như không có chung cư nào.
Tính đến nay, đã 2 tháng kể từ khi thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang xác nạn nhân Huyền xuống sông.
Một người nhà của gia đình nạn nhân chia sẻ trên tờ Đời sống pháp luật: “Đám tang không có thi thể, khiến cho gia đình đau lòng lắm nhưng không làm thì hồn cháu Huyền không có chỗ nương thân. Dù giá nào đi chăng nữa chúng tôi quyết đưa cháu về đoàn tụ với gia đình trước Tết”.
Trong một diễn biến khác, thông tin trên tờ Lao động, TSKH Phan Văn Quýnh, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Bản đồ Viễn Thám, giảng viên cao cấp ĐH Quốc gia Hà Nội đã đưa ra ý kiến phản biện của mình về việc các nhà khoa học tìm kiếm thi thể chị Huyền bằng máy bức xạ địa BXT có thể tìm thấy xác chết trong vòng bán kính 2km.
Ông cho rằng, máy mà GS Bằng sử dụng tìm xác nạn nhân được chế tạo bởi nhà chế tạo máy Nguyễn Tử Ánh – anh hùng lao động, kỹ sư Nguyễn Văn Hào thuộc Xí nghiệp địa vật lý (ĐVL) - Liên đoàn ĐVL. Ngày 7/12, kỹ sư Nguyễn Văn Hào đã thao diễn máy BXT mà ông chế tạo cho GS Bằng và tiến hành thử nghiệm xem khi đưa máy BXT đến gần nhà xác các bệnh viện hay vào nhà tang lễ xem nó quay thế nào? Ông Hào trả lời: “Không phải đi, đã thử rồi, quay hay không là do tay người cầm máy”. Hiện nay, trên thế giới có nhiều kiểu, nhiều chủng loại và thực tế cũng chưa có máy nào tìm được xác chết.
Theo Tri thức trẻ