Huỳnh Phạm Thủy Tiên: Quyết tâm là một trong những đặc điểm đã giúp Tiên vượt qua nhiều khó khăn để có mặt trên sân khấu. Dù 5 hay 10 năm nữa luôn dặn bản thân mình phải quyết tâm và truyền cảm hứng này.
Ngọc Châu: Trong 5 năm tới Ngọc Châu vẫn sẽ là Ngọc Châu, Châu vẫn tiếp nối chia sẻ trái tim, sẵn sàng hành động, chia sẻ ước mơ về y tế, giáo dục và tình cảm cho trẻ em.
Top 5 gọi tên các thí sinh Huỳnh Phạm Thủy Tiên, Nguyễn Thị Hương Ly, Nguyễn Thị Ngọc Châu, Lê Thảo Nhi, Lê Hoàng Phương. Các thí sinh cùng bước vào phần thi ứng xử và lựa chọn giám khảo đặt câu hỏi.
Thí sinh Hương Ly được giám khảo Võ Hoàng Yến đặt câu hỏi: ‘Nhiều quốc gia đang đối diện với cơ cấu dân số già mức sinh thấp, lấy lý do này để phản đối hôn nhân đồng giới? Em ủng hộ hay phản đối quan điểm này? Vì sao?". Hương Ly trả lời: "Việc một người yêu một người không quan trọng vào dân số già hay trẻ, yêu cứ yêu thôi vì đối với riêng em, tình yêu không phân biệt giới tính, sắc tộc màu da. Ly hy vọng mọi người luôn kiên định với tình yêu của mình. Người dân của một đất nước nên được hạnh phúc và tự do với quyền của bản thân mình".
Thí sinh Ngọc Châu được giám khảo Võ Thị Xuân Trang đặt câu hỏi: ‘Ngày càng nhiều trẻ em thể hiện tiếng nói mạnh mẽ về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Bạn có nghĩ rằng điều này không nên dành cho trẻ em mà nên dành cho người lớn không?’, Ngọc Châu trả lời: "Môi trường đang là vấn đề nhức nhối ngày nay, nên trẻ em quan tâm đến điều đó càng chứng tỏ xã hội ngày càng phát triển. Người lớn nên ý thức nhiều hơn, hành động nhiều hơn nữa cho thế hệ mai sau".
Sau tiết mục trình diễn áo dài, Top 16 được công bố gồm: Bùi Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Thanh Khoa, Nguyễn Thị Ngọc Châu, Nguyễn Thị Hương Ly, Huỳnh Phạm Thủy Tiên, Bùi Lý Thiên Hương, Vũ Thúy Quỳnh, Lê Thảo Nhi, Trần Tuyết Như, Ngô Bảo Ngọc, Lê Hoàng Phương, Hoàng Thị Nhung, Đặng Thu Huyền, Nguyễn Thị Lệ Nam, Nguyễn Thị Oanh, Phạm Hoàng Thu Uyên (giải bình chọn).
Thí sinh Thanh Khoa nhấn mạnh sự trung thực khi chưa từng chưa tốt nghiệp cấp 3 và mất 8 năm để hoàn thành và thực hiện ước mơ. Ngọc Châu đề cao trẻ em là thế giới ngày mai và mỗi sự sẻ chia sẽ mang đến ý nghĩa cho ít nhất 1 trẻ em nào đó ngoài kia. Hương Ly nêu cao vấn đề thời trang bảo vệ môi trường vì ngành thời trang là ngành gây tổn hại đến môi trường xếp thứ 2. Huỳnh Phạm Thủy Tiên chia sẻ từng nặng 80kg và hiện nay vẫn là nạn nhân của body shaming và khuyên mỗi người phải yêu bản thân.
Bùi Lý Thiên Hương chia sẻ sinh ra trong gia đình khó khăn nên không thể hoàn thành đại học nhưng cô có mặt ở đây để tiếp tục chinh phục ước mơ. Thành công sẽ đến với người luôn tin vào bản thân. Vũ Thúy Quỳnh chia sẻ lớn lên ở Tây Bắc, dù điều kiện khó khăn nhưng cô đã vượt qua để đứng đây để thực hiện ước mơ lớn là chinh phục vương miện.
Lê Thảo Nhi cho biết từ đầu tiên được học khi còn nhỏ ở Đức là tiếng gọi ‘bố’, ‘mẹ’ và học tiếng Việt Nam. Cô luôn nhớ mình là cô gái Việt Nam, đến đây không phải để chiến thắng các thí sinh khác mà thể hiện hình ảnh một cô gái tự tin, thành công - tự hào là một VinaWoman.
Trần Tuyết Như cho biết mình là nạn nhân bạo hành và trầm cảm, khi khó khăn nhất đã tìm đến sách. Sách cho cô nguồn sức mạnh, kiến thức và niềm tin, tầm nhìn mới.
Ngô Bảo Ngọc chia sẻ tất cả mọi người đã can đảm vượt qua Covid-19 với nhiều nỗi đau, mệt mỏi, gục ngã nhưng đều không bao giờ bỏ cuộc. ''Siêu anh hùng luôn có sẵn trong mỗi người, giúp chúng ta vượt qua tất cả'' - Bảo Ngọc nói. Lê Hoàng Phương vượt qua định kiến vì bị chê bai nghề kiến trúc chỉ phù hợp với nam giới. Phụ nữ có ước mơ và có thể theo đuổi ước mơ của mình và cô tham dự cuộc thi để chứng minh điều đó.
Hoàng Thị Nhung chia sẻ từ tuổi thơ tổn thương, mất mát, đã làm việc để mưu sinh với những lời không hay từ những người xung quanh nhưng đã vượt qua. Dù không sinh ra ở vạch đích nhưng mọi người không được từ bỏ giấc mơ của mình.
Đặng Thu Huyền thừa nhận không có năng khiếu nhưng đã cố gắng hết mình để chứng tỏ bản thân, và đã cố gắng để trở thành đội trưởng U19 quốc gia. Ở tuổi 19, cô mạnh dạn từ bỏ dải băng đội trưởng, mạnh mẽ dũng cảm bước ra vùng an toàn của mình cố gắng vì những điều tuyệt vời phía trước. Nguyễn Thị Lệ Nam nói về vấn đề bạo lực gia đình và nhấn mạnh ai cũng có cuộc chiến cá nhân, sức mạnh và bản lĩnh cá nhân, và vương miện cho riêng mình.
Nguyễn Thị Oanh chia sẻ sinh ra ở biên giới, năm 18 tuổi là nạn nhân môi giới hôn nhân để nâng cao kinh tế gia đình. Cô bày tỏ muốn truyền tải năng lượng cho trẻ em các vùng quê hãy dám ước mơ, hãy dám thực hiện vì giấc mơ. Phạm Hoàng Thu Uyên chia sẻ đang làm việc ở một ngành nghề mới là công nghệ chuỗi khối – đi thi hoa hậu như một nỗ lực đưa năng lực chuỗi khối vào các khía cạnh của cuộc sống, dù khó khăn nhưng cô muốn truyền tải năng lượng nâng cao năng lực cá nhân, thể hiện hình ảnh người phụ nữ ở thời đại số.