Nguyên tắc vàng ngừa viêm bàng quang ở nữ
Có nhiều chị em thắc mắc với bác sĩ: Viêm bàng quang có phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục? Những nguyên tắc cơ bản của vệ sinh phụ nữ là gì? Vì sao quan hệ tình dục dễ gây viêm bàng quang? Nội tiết tố nữ có vai trò gì trong vấn đề này không? Xem ra, mối liên quan giữa tình dục - vệ sinh phụ nữ - viêm bàng quang thường vẫn chưa được sáng tỏ.
Viêm bàng quang và quan hệ tình dục
Rất nhiều người trong các bạn mặc nhiên cho rằng quan hệ tình dục là nguyên nhân trực tiếp gây ra những đợt viêm bàng quang và rằng chỉ có những người “quan hệ lăng nhăng” mới lây bệnh này. Trong thực tế cuộc sống hàng ngày, bệnh lý này đã gây hiểu lầm, thậm chí dẫn đến mâu thuẫn gia đình vì người phụ nữ nghi ngờ chồng là nguyên nhân lây truyền “bệnh tình dục” cho mình.
Uống nhiều nước để tránh viêm bàng quang tái phát.
Tuy nhiên, rất hiếm khi và chỉ là ngoại lệ nếu như viêm bàng quang tái phát bị gây ra bởi vi trùng gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Và tất nhiên, nếu có viêm bàng quang sau quan hệ tình dục không an toàn hoặc viêm bàng quang phối hợp với biểu hiện viêm phụ khoa thì cũng cần phải làm các khám nghiệm loại trừ bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vi trùng thường gặp trong viêm bàng quang thông thường có nguồn gốc từ đường tiêu hoá (E.Coli, Proteus, Enterobacter…). Trong khi đó, bệnh lây truyền qua đường tình dục lại là Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae và đôi khi là Herpes génital. Những loại này có thể biểu hiện với hội chứng “giả viêm bàng quang” (Pseudo-cystite).
Quan hệ tình dục có thể gây khởi phát viêm bàng quang do 3 yếu tố:
Yếu tố cơ học: Động tác giao hợp làm niệu đạo bị kéo giãn và tiếp xúc với vi khuẩn ở âm đạo. Động tác giao hợp góp phần đẩy các chất tiết trong các tuyến nhỏ kéo theo vi khuẩn vào lòng niệu đạo, âm đạo. Hơn nữa, giao hợp gây tình trạng viêm niêm mạc làm niệu đạo dễ bị nhiễm trùng.
Yếu tố nhiễm khuẩn: Giao hợp gây tiết ra vi trùng của hệ sinh thái vi khuẩn bình thường có trong âm đạo. Hệ sinh thái vi khuẩn này không gây bệnh cho âm đạo nhưng có thể gây bệnh cho niêm mạc niệu đạo.
Yếu tố cảm xúc: Những hưng phấn do giao hợp có thể gây phản ứng tiết ra Endorphine gây hại cho miễn dịch địa phương.
Cấu tạo bàng quang.
Vai trò của nội tiết tố nữ
Viêm bàng quang hay gặp hơn ở phụ nữ mang thai và phụ nữ mãn kinh cho thấy vai trò ảnh hưởng của những biến đổi nội tiết tố với viêm bàng quang. Nói một cách chính xác hơn, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ (estrogen) là 1 trong các nguyên nhân gây viêm bàng quang.
Sự mất rối loạn cân bằng nội tiết tố làm niêm mạc niệu đạo và âm đạo bất ổn định trong khi có sự mất thăng bằng của hệ vi khuẩn lành trong âm đạo, một số vi trùng tăng sinh có thể gây bệnh cho niêm mạc niệu đạo.
Nguyên tắc vàng trong vệ sinh phụ nữ
Thiếu vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sản mạnh mẽ, do vậy phải vệ sinh thường xuyên sạch sẽ và thường xuyên thay băng vệ sinh. Tuy nhiên, việc làm vệ sinh quá mức hoặc sử dụng các sản phẩm không phù hợp có thể gây ra những chấn thương cơ học và tổn thương hóa học cho niêm mạc bộ phận sinh dục. Hệ sinh thái vi trùng của âm đạo và âm hộ rất dễ bị tiêu huỷ. Việc làm mất đi vi trùng lành do rửa quá nhiều hay dùng các sản phẩm vệ sinh không thích hợp sẽ kích thích sự phát triển của loại vi khuẩn gây bệnh.
Cuối cùng, quần áo quá chật sẽ gây tăng nhiệt độ và độ ẩm tại chỗ thuận lợi cho sự phát triển của vi trùng gây bệnh.
• Uống đủ nước 1,5-2l/ngày.
• Không nhịn tiểu.
• Đi tiểu ngay sau giao hợp.
• Tránh để ẩm và nóng.
• Vệ sinh bộ phận sinh dục từ trước ra sau.
• Tránh táo bón.
• Không vệ sinh tại chỗ thái quá.
• Giữ vệ sinh khi thấy kinh nguyệt.
• Không tự dùng thuốc.
• Điều trị cùng lúc cho cả vợ và chồng nếu bị bệnh lây qua đường tình dục.
BS. Lê Sĩ Trung
-
Bệnh cao huyết áp đã ổn định trở lại
-
Virút Zika và mất thính lực
-
Ung thư phổi: Những biểu hiện và phương pháp điều trị ngoại khoa
-
Vận động giúp cải thiện sự mệt mỏi ở phụ nữ mắc ung thư vú
-
Phương pháp diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh Zika
-
8 dấu hiệu sớm cảnh báo rối loạn chức năng thận
-
Sống lại được sau cơn tai biến
-
Tác dụng phụ của chế độ ăn ít tinh bột
Click vào đây để gửi ngay bài viết về cho toà soạn.
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
-
Nhiều nét mới tại Lễ hội Gò Đống Đa 2019
SKĐS - Theo Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội, Lễ hội Gò Đống Đa năm Kỷ Hợi sẽ diễn ra vào ngày 9/2 (mùng 5 Tết 2019) với nhiều nét đặc sắc, độc đáo, đa dạng hơn những năm trước. - Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
- Bác sĩ bày cách sơ cứu khi bị chấn thương mắt do đốt pháo trong ngày Tết
- Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện