Nguyên tắc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh

10-12-2023 10:01 | Y tế

SKĐS - Cả người hành nghề y và người bệnh đều cần tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong quá trình kê đơn thuốc, cấp phát thuốc và sử dụng thuốc.

Mua sắm tập trung thuốc, trang thiết bị y tế trong trường hợp nào?Mua sắm tập trung thuốc, trang thiết bị y tế trong trường hợp nào?

SKĐS - Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 23/6, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 có nguyên 1 Chương riêng về “mua sắm tập trung, mua sắm thuốc, hóa chất, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm, chung cấp sản phẩm, dịch vụ công”.

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, người hành nghề có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ cho việc khám bệnh, chữa bệnh nhưng cần đảm bảo 1 số nguyên tắc sau đây. Đầu tiên là việc chỉ định sử dụng thuốc khi và chỉ khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý vả hiệu quả. Thứ 2 là việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh và cuối cùng là đảm bảo bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc đúng quy định.

Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc hồ sơ bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc nhưng đặc biệt lưu ý không kê đơn thực phẩm chức năng trong đơn thuốc.

Nguyên tắc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh- Ảnh 2.

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh cần đảm bảo nguyên tắc bảo quản, cấp phát và sử dụng đúng quy định.

Sau khi kê đơn thuốc, người hành nghề được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc sẽ có trách nhiệm kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng thuốc. Người cấp phát thuốc cũng phải chủ động kiểm tra, đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cấp phát thuốc cho người bệnh.

Trong khi đó, đối với người bệnh điều trị nội trú, phải ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.

Nguyên tắc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh- Ảnh 3.

Người hành nghề chỉ định sử dụng thuốc cho người bệnh khi và chỉ khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý vả hiệu quả.

Còn về trách nhiệm của người bệnh là sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh cũng phải kịp thời thông báo cho người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về các dấu hiệu bất thường sau khi người bệnh dùng thuốc.

Bên cạnh các quy định về sử dụng thuốc trong điều trị, người hành nghề cần lưu ý các điều kiện trong trường hợp phải tiến hành phẫu thuật, can thiệt có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh.

Cụ thể, việc phẫu thuật hoặc can thiệp có xâm nhập cơ thể đối với người bệnh chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên hoặc người bệnh không có thân nhân thì việc phẫu thuật và can thiệt có xâm nhập cơ thể phải được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 có quy định, việc khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc phải tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công nhận.

Bên cạnh đó, người hành nghề y được giao nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm khám bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc kịp thời, chính xác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Cuối cùng, người hành nghề phải căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh, áp dụng điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày hoặc điều trị nội trú. Trường hợp người bệnh phải điều trị nội trú mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có giường điều trị nội trú thì phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp.

Xem thêm video được quan tâm:

Làm thế nào để phòng biến chứng sau đột quỵ ở người già.


Thành Long
Ý kiến của bạn