Nếu bạn bị tiểu đường, bệnh có thể gây ra những dao động về hàm lượng đường huyết, do vậy nguy cơ hạ đường huyết cũng có thể xảy ra. Vấn đề thường gặp đối với bệnh tiểu đường là bệnh nhân có thể bị tăng hoặc giảm hàm lượng đường huyết trong khi họ phải duy trì hàm lượng đường huyết bình thường. Vì vậy, cần duy trì mức đường huyết trong tầm kiểm soát.
Để tránh giảm hàm lượng đường huyết có một nguyên tắc đơn giản bạn cần ghi nhớ là chú ý tới hàm lượng insulin, thực phẩm và hoạt động. Không duy trì hợp lý các yếu tố này có thể dẫn tới hạ đường huyết. Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu:
Bạn đang dùng thuốc trị tiểu đường nhưng không ăn đúng giờ.
Bạn đang dùng insulin hoặc các thuốc sản sinh insulin.
Bạn đang bị bệnh hoặc rối loạn sức khỏe do không ăn uống tốt.
Có sự tương tác thuốc gây hạ đường huyết.
Điều gì xảy ra khi bạn bị hạ đường huyết?
Hạ đường huyết được định nghĩa là khi mức đường huyết hạ xuống dưới 70mg/dl. Hạ đường huyết có thể gây ra các triệu chứng như run, đổ mồ hôi, đánh trống ngực, bồn chồn.