Nguyên nhân và cách xử lý chứng đầy bụng, khó tiêu, nôn trớ sinh lý ở trẻ

28-08-2020 15:10 | Đời sống

SKĐS - Làm mẹ chắc hẳn ai cũng trải qua cảm giác lo lắng, bối rối và sợ hãi khi con yêu bị nôn trớ, đặc biệt khi con còn ít tháng và ọc sữa nhiều lần trong ngày. Có nên cho trẻ đi khám không? Nên cho trẻ dùng thuốc gì cho an toàn, hiệu quả?... Đó là sự băn khoăn mà bất kỳ cha mẹ nào cũng gặp phải.

Ảnh minh họa

Có thể chia thành 2 giai đoạn mà trẻ hay gặp chứng đầy bụng, khó tiêu dẫn đến nôn trớ

Giai đoạn trẻ 0-3 tháng

Phần lớn trẻ bị nôn trớ sinh lý và nguyên nhân thường do:

Do cấu tạo và chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện: Lúc này dạ dày trẻ nằm ngang, trẻ cũng hay ở tư thế nằm; cơ nút thắt tâm vị đóng chưa chặt nên thức ăn dễ trào ra ngoài miệng (trớ) hoặc phun ra ngoài kèm theo cơn co bóp dạ dày (nôn).

Ảnh minh họa

Do các bóng khí trong đường ruột. Bóng khí là sản phẩm của sự tiêu hóa lactose, protein và các chất dinh dưỡng khác. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các bóng khí:  Bóng khí hình thành có thể do trẻ nuốt vào trong quá trình bú sữa do mẹ cho bú sai tư thế hoặc chọn núm bình không phù hợp. Cũng có thể do trẻ quấy khóc nhiều nên dễ nuốt không khí vào bụng (hay gặp ở các trẻ sơ sinh bị hội chứng Colic gây khóc đêm, đầy bụng, ọc sữa).

Do thức ăn mẹ dùng khi cho trẻ bú. Nếu thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc gây dị ứng cho trẻ cũng là lý do khiến trẻ đầy bụng, ậm ạch khó chịu.

Thông thường trẻ càng lớn (từ 4-6 tháng) thì triệu chứng nôn trớ càng giảm.

Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng các cách dễ làm giúp trẻ đỡ đầy hơi khó tiêu như:

- Massage bụng cho trẻ; chườm nóng bụng;

- Vỗ ợ hơi bằng cách bế trẻ và vỗ nhẹ sau lưng cho trẻ sau khi trẻ ăn 15 - 20 phút. Tránh đặt trẻ nằm ngay sau khi bú no.

Ảnh minh hoạ

Giai đoạn ăn dặm

Trẻ 5-6 tháng trở lên, tình trạng nôn trớ, đầy bụng thường do:

Sự chưa thích nghi kịp thời khi trẻ chuyển từ ăn sữa (dạng lỏng) sang thực phẩm (dạng đặc hơn).

Rối loạn tiêu hóa, dùng kháng sinh kéo dài có liên quan chặt chẽ với việc mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, mất tỉ lệ vàng 85% lợi khuẩn/15% hại khuẩn cũng dẫn đến đầy bụng, khó tiêu và dễ nôn trớ ở trẻ.

Tâm lý trẻ sợ khi bị buộc ăn thức ăn mà trẻ không thích hoặc trẻ bị ép ăn nhiều dẫn đến phản xạ sợ thức ăn, dễ dẫn đến nôn, trớ.

Do đó, mẹ lưu ý chế độ tập cho trẻ khi trẻ bắt đầu ăn dặm: cho trẻ ăn từ thức ăn mềm đến cứng hơn, nấu từ loãng sang đặc; ăn từ bột ngọt chuyển sang bột mặn. Quan trọng nữa là mẹ theo dõi trẻ đi ngoài hàng ngày có đều, trạng thái của phân ra sao để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho con.

Thêm nữa, mẹ cũng nên tăng cường sức đề kháng cho con để tránh tình trạng ốm sốt, phải sử dụng kháng sinh.

Ngoài ra, còn 2 nguyên nhân khác cũng dẫn đến nôn trớ thông thường trẻ nhỏ là:

- Trẻ bị dị ứng protein sữa. Khi hệ miễn dịch của trẻ dị ứng với một hoặc một số loại protein trong sữa, trẻ có thể sẽ bị nôn trớ, khó thở, tiêu chảy ngoài biểu hiện đầy bụng, khó tiêu.

-  Trẻ bị bất dung nạp đường lactose. Do cơ thể trẻ không tiết hoặc tiết không đủ lượng men lactose để tiêu hóa các thực phẩm có chứa lactose mà chủ yếu là sữa, dẫn đến hiện tượng bụng chướng đầy.

Trong hai trường hợp này, mẹ nên lưu ý chọn cho trẻ loại sữa công thức phù hợp hệ tiêu hóa của trẻ.

Ngoài nôn trớ sinh lý, trẻ nhỏ cũng có thể gặp nôn trớ do bệnh lý.

Theo PGS. TS. BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai, có thể phân biệt hai dạng nôn trớ này qua các dấu hiệu của trẻ sau khi nôn trớ như trẻ có sốt cao không; có mệt mỏi, quấy khóc nhiều không; có dấu hiệu đau bụng dữ dội không. Nếu trẻ có các dấu hiệu trên, có thể trẻ bị nôn trớ bệnh lý. Nguyên nhân thường do các bệnh như:

- Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản;

- Bệnh về đường ruột như viêm ruột, lồng ruột, tắc ruột…

- Bệnh về não như viêm não, viêm màng não…

- Bệnh nhiễm khuẩn hô hấp gây nên đờm dãi và nôn trớ.

Trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất để thăm khám. Nếu trẻ vẫn chơi ngoan, ăn bình thường, không có các dấu hiệu sốt cao, mệt mỏi quấy khóc, hoặc đau bụng nhiều thì trẻ nôn trớ dạng sinh lý thôi.

Sử dụng Simethicone sẽ giúp trẻ nhanh chóng giúp giảm đầy hơi khó tiêu. Sản phẩm hỗ trợ đẩy lùi chứng nôn trớ sinh lý ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh.

Simecol chứa Simethicone an toàn bởi trẻ uống vào cơ thể có tác dụng phá vỡ bóng khí gây đầy hơi rồi lại ra ngoài cơ thể chứ không hấp thu vào máu. Simecol được cấp phép đăng ký dưới dạng thiết bị y tế. Đây là dạng được chứng minh hoạt chất có tác dụng nhưng không hấp thu vào hệ tuần hoàn cơ thể trẻ. Do đó an toàn hơn, giảm thiểu tác dụng phụ. Dạng hỗn dịch, có ống hút phân liều chính xác, phù hợp dùng cho trẻ nhỏ, kể cả trẻ sơ sinh.

Chi tiết xem tại: https://simecol.com

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.


Ý kiến của bạn