Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả xấu tới sức khỏe, chất lượng sống và hạnh phúc gia đình. Rối loạn tình dục xảy ra khoảng 30- 50 % phụ nữ ở tuổi sinh đẻ.
1. Nguyên nhân gây rối loạn tình dục ở phụ nữ
Nguyên nhân tâm lý: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chủ yếu là tâm lý e ngại không tìm hiểu kiến thức về tình dục và lợi ích của tình dục đối với sức khỏe phụ nữ.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân tâm lý khác như: chấn thương tâm lý do bị lạm dụng tình dục, bạn tình không tâm lý và cũng bị các RLTD nam (rối loạn cương, xuất tinh sớm, không xuất tinh), hoặc bị chồng cư xử thô bạo (làm tình sau khi nhậu say, cưỡng bức vợ)… lâu dần sẽ làm cho phụ nữ có cảm giác chán, áp lực nặng nề đối với chuyện chăn gối.
Các stress, tính chất nghề nghiệp và áp lực công việc cũng là nguyên nhân gây RLTD nữ.
Nguyên nhân bệnh lý: Viêm nhiễm âm đạo, phần phụ, sau sinh đẻ, sẹo cắt tầng sinh môn, sau phẫu thuật vùng chậu, tiểu đường, bệnh tim, trầm cảm…
Nguyên nhân nội tiết: Sự suy giảm nội tiết tố nữ oestrogen ở tuổi mãn kinh gây nên những rối loạn về sức khỏe sinh sản của người phụ nữ (rối loạn phóng noãn, rong kinh rong huyết, rối loạn tiết niệu sinh dục…), những thay đổi của bộ phận sinh dục (teo âm hộ làm âm vật bị lộ ra ngoài nhiều, niêm mạc âm đạo mỏng và kém đàn hồi…) là nguyên nhân của những RLTD ở phụ nữ trong độ tuổi này.
Ở phụ nữ mới sinh và cho con bú, sự thay đổi oestrogen có thể làm khô âm đạo gây cảm giác đau và lâu đạt được cực khoái khi giao hợp.
2. Biểu hiện rối loạn tình dục
Các dấu hiệu thường thấy khi bị RLTD là:
- Đau khi quan hệ quan hệ nam nữ.
- Khô âm đạo.
- Giảm hay mất ham muốn tình dục.
- Không cảm thấy phấn khích hay không thể đạt cực khoái khi quan hệ tình dục.
- Không còn ham muốn
- Khó đạt đến cực khoái.
3. Điều trị rối loạn tình dục nữ như nào?
Mục đích của điều trị RLTD nữ là làm sao để người phụ nữ cảm thấy tự tin và thỏa mãn trong cuộc sống tình dục. Bước đầu tiên trong điều trị RLTD nữ là áp dụng những biện pháp không dùng thuốc. Bệnh nhân cần thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc, rượu… tránh thức khuya, làm việc căng thẳng, mê công việc hay mê con quá mà quên chăm sóc chồng.
Chị em hãy nói với người đàn ông của mình về những điều mình thích và không thích, đồng thời cũng phải lắng nghe họ nói. Việc trao đổi cởi mở và chân thành cũng có thể giúp vợ chồng hòa hợp, vui vẻ.
Phụ nữ mắc bệnh rối loạn tình dục mà nguyên nhân là do tâm lý thì cách thức điều trị chủ yếu là từ bạn tình. Nam giới cần biết quan tâm và thay đổi cách cư xử đối với phái nữ để họ có tâm lý thật thoải mái. Cần kết hợp điều trị tâm lý lâm sàng cho cả nam và nữ.
Đối với các bệnh lý phụ khoa, khi mắc phải chị em nên đi khám thường xuyên, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh viêm nhiễm đường tinh dục. Hiện chưa có thuốc nào tỏ ra hiệu quả hoàn toàn trong điều trị rối loạn tình dục nữ, trừ các trường hợp mãn kinh và các trường hợp vợ mất cảm hứng do chồng bị bệnh lý nam khoa.
Với trường hợp RLTD do giảm nội tiết, có thể điều trị bằng hormone thay thế, bổ sung estrogen, kem bôi chống khô... Estrogen được sử dụng uống hoặc tiêm khi điều trị, ngày nay để tránh các phản ứng phụ của việc sử dụng estrogen tổng hợp, người ta có xu hướng dùng phytoestrogen từ tự nhiên.
4. Cần làm gì để phòng tránh?
Trong phòng tránh RLTD, các chuyên gia thường tập trung về vai trò của chính bản thân người phụ nữ. Hay nói cách khác, phụ nữ cần biết mình đang ở trong trạng thái như thế nào, đang cần điều gì và cần biết cách điều tiết cảm xúc bản thân.
Người phụ nữ cần trang bị kiến thức hiểu biết về tình dục và an toàn tình dục. Thẳng thắn, cởi mở tâm sự với bạn tình về các khó khăn trong quan hệ tình dục và những cảm xúc của bản thân.
Xây dựng và thực hiện lối sống khỏe mạnh: Hạn chế các thức uống có cồn, không hút thuốc lá, luyện tập thể dục thường xuyên và đều đặn để giữ thân hình cân đối và thể lực ổn định, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và giải trí hợp lý để giữ tinh thần luôn thoải mái, không căng thẳng…
Xem thêm video được quan tâm
Ấm áp tình cảm của quân đội Việt Nam và người dân Thổ Nhĩ Kỳ giữa thời tiết giá rét -6 độ