Nguyên nhân khó dự báo được lũ quét, sạt lở đất đến từng nhà

18-07-2024 13:54 | Xã hội
google news

SKĐS - Theo chuyên gia, việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến từng khu vực nhà dân, thôn bản để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản vẫn luôn là thách thức không chỉ của riêng Việt Nam.

Hòa Bình: Mưa lũ làm một người tử vong, sạt lở đất đá vào nhiều nhà dânHòa Bình: Mưa lũ làm một người tử vong, sạt lở đất đá vào nhiều nhà dân

Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, mưa lớn, kèm dông, lốc, sét kéo dài từ ngày 15/7 đến 15h30 ngày 16/7 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản và hạ tầng trên địa bàn các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi và Lạc Sơn.

Mức độ chi tiết cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tùy thuộc từng khu vực

PGS.TS Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, trong các loại hình thiên tai, có những loại có thể theo dõi được quá trình diễn biến như áp thấp nhiệt đới, bão đang được cảnh báo, dự báo trước 3 - 5 ngày. Hay lũ trên các sông lớn như sông Cửu Long có thể dự báo trước 5-10 ngày, cảnh báo trước 15 ngày hoặc dài hơn…

Tuy nhiên, có những loại hình thiên tai diễn ra trong quy mô rất hẹp, không nhìn thấy được quá trình diễn biến như lũ quét, sạt lở đất, dông, lốc, sét...

Những hạn chế trong cảnh báo lũ quét, sạt lở đất là do biến đổi khí hậu toàn cầu làm các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng và trái quy luật cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới cho công tác dự báo khí tượng thủy văn.

Nguyên nhân khó dự báo được lũ quét, sạt lở đất đến từng nhà- Ảnh 2.

Dự báo lũ quét, sạt lở đất đất đến từng nhà dân, thôn bản... vẫn luôn là thách thức với cơ quan chức năng.

Chuyên gia cho biết, hiện nay, việc cảnh báo lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến từng khu vực nhà dân, thôn bản để giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản vẫn luôn là thách thức không chỉ của riêng Việt Nam mà ngay cả với những nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển như Nhật Bản, Mỹ,... 

Với công nghệ hiện nay, thế giới chưa thể dự báo được lũ quét, sạt lở đất sẽ xảy ra tại vị trí cụ thể và trong thời điểm cụ thể. Chỉ có khả năng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong một khu vực nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.

Hiện nay, mức độ chi tiết cảnh báo tùy thuộc từng khu vực. Một số tỉnh đã có điều tra xác định điểm nóng về lũ quét, sạt lở đất thì trong bản tin của cơ quan khí tượng thủy văn sẽ cảnh báo chi tiết hóa tới các xã hoặc các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở. Đối với các tỉnh chưa được điều tra, đánh giá chi tiết thì cảnh báo đến cấp huyện các Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh sẽ cụ thể hóa, chi tiết hóa tới các xã hoặc các điểm có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Từ năm 2022, Việt Nam đã tiếp nhận Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á (SEAFFGS). Đây là hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét đầu tiên sử dụng dữ liệu dự báo cực ngắn và được tích hợp một lượng lớn nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Các dữ liệu của Việt Nam đã được tích hợp vào hệ thống gồm số liệu ước lượng mưa từ 10 ra đa, và hơn 1500 trạm mưa tự động, sản phẩm Nowcasting dự báo mưa, sản phẩm dự báo mưa số trị từ mô hình WRF... 

Tuy nhiên, SEAFFGS chưa thể hỗ trợ dự báo được vị trí cụ thể xảy ra lũ quét, sạt lở đất, chỉ có thể hỗ trợ các dự báo viên phân tích, cảnh báo các ngưỡng mưa sinh lũ quét đối với mỗi tiểu lưu vực trong 1 giờ, 3 giờ, 6 giờ và được cập nhật thường xuyên theo các khoảng thời gian tương ứng; vùng nguy cơ sạt lở đất trong 24 giờ tiếp theo với tần suất cập nhật 6 giờ/lần.

Ông Mai Văn Khiêm cho biết, việc cảnh báo đến các điểm cụ thể phụ thuộc khả năng dự báo mưa và số liệu điều tra khảo sát ở địa phương. So với trước năm 2021, đến nay đã có bổ sung chi tiết thêm các khu vực có nguy về sạt lở để theo dõi và cảnh báo.

 Ví dụ, đối với tỉnh Bắc Kạn đã điều tra xác định được hơn 400 vị trí có nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất do đó các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn sẽ theo dõi diễn biến mưa ở những điểm cụ thể đó để đưa các các cảnh báo phù hợp. 

Tăng cường trạm đo mưa tự động ở các khu vực có nguy cơ cao

Hệ thống thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực đã tích hợp trên 3500 trạm quan trắc mưa tự động với tần suất 10p/lần; Tích hợp 10 ra đa thời tiết, dữ liệu vệ tinh thời gian gần thực; Tích hợp trường độ ẩm đất mô phỏng; Tích hợp dữ liệu mưa dự báo có độ phân giải từ 1-3km; Tích hợp các vị trí xung yếu. Thông tin cảnh báo chi tiết đến cấp xã và cập nhật 10h/lần thông tin cảnh báo và các phân hệ hỗ trợ các dự báo viên can thiệp, hỗ trợ ra tin cảnh báo.

Theo ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia: Ứng dụng của hệ thống là giúp công tác nghiệp vụ theo dõi, giám sát, hỗ trợ ra tin tự động, bán tự động trên nền tảng số; giúp cơ quan phòng chống thiên tai và tìm kiến cứu nạn theo dõi, cập nhật nhanh thông tin cảnh báo để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; giúp người dân có thêm kênh thông tin có tính cập nhật cao để chủ động phòng, tránh thiên tai lũ quét, sạt lở đất; là kênh thông tin quan trọng để các cơ quan báo chí, truyền hình tham khảo để thực hiện công tác truyền thông thiên tai đến cộng đồng.

Công nghệ được cập nhật thời gian thực các biến số đầu vào và tự động hỗ trợ cảnh báo là bước tiến quan trọng trong cảnh báo các thiên tai có diễn biến nhanh, bất ngờ, cụ thể ở đây là lũ quét và sạt lở đất. Thông qua hệ thống, các cơ quan chỉ đạo điều hành về thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo dõi thông tin cảnh báo và có hành động kịp thời hơn trong tình huống có thể xảy ra thiên tai. 

Các dự báo viên có thể theo dõi trực tuyến toàn bộ các dữ liệu với thời gian gần thực trong công tác nghệp vụ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất. Qua đó hỗ trợ rất lớn cho nghiệp vụ của các dự báo viên từ cấp trung ương đến địa phương. Thông qua hệ thông, các bản tin cảnh báo được thực hiện nhanh hơn, kịp thời hơn so với trước đây.

Hiện tại, Hệ thống thông tin cảnh báo lũ quét và sạt lở đất thời gian thực đang được thử nghiệm vận hành bởi Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và được đưa vào dự báo nghiệp vụ, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng cảnh báo.

Nhằm nâng cao năng lực giám sát thiên tai, chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai nhất là lũ quét, sạt lở, thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo đơn vị chức năng thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, hiện đại hóa mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn, nâng cao năng lực giám sát thiên tai, tăng thời hạn và nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai nhất là lũ quét, sạt lở.

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai, trong đó, quy định cụ thể về điều kiện ban hành, nội dung bản tin, chế độ truyền phát tin, cấp độ rủi ro do thiên tai.

Để ứng phó tình trạng sạt lở đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục chỉ đạo đơn vị chức năng theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn, hải văn trên phạm vi cả nước, đặc biệt là công tác theo dõi, cảnh báo, dự báo sớm các đợt thiên tai; cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin dự báo, cảnh báo cho Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí để truyền tải sớm nhất cho nhân dân các địa phương, góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản… 

Thêm một khu vực sạt lở, Bắc Kạn công bố tình huống khẩn cấp về thiên taiThêm một khu vực sạt lở, Bắc Kạn công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai

Ngày 15/7, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Quyết định số 1223/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với khu vực sạt lở tại Tổ nhân dân Hát Deng (thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn).

Xem thêm video đang được quan tâm:

Áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung, áp sát đất liền từ Huế - Quảng Bình.


Tô Hội
Ý kiến của bạn