Phổi là một bộ phận của hệ hô hấp với vai trò chính là đưa oxy(O2) từ không khí vào và thải khí cacbon điôxít(CO2) ra ngoài cơ thể.
Cấu tạo của phổi bao gồm khí quản là ống dẫn khí chính còn gọi là cuống phổi và buồng phổi được chia đều hai cơ thể là bên phải và bên trái, mỗi buồng phổi đều có ống dẫn khí. Bên trong các ống dẫn khí có lớp màng nhầy mỏng có tác dụng giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác.
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới, hàng năm có hàng hàng trăm nghìn người mắc mới và tử vong do căn bệnh này. Ngoài ra, ở phụ nữ, số người mắc và chết vì ung thư phổi cũng rất cao và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất so với các ung thư khác như ung thư ruột, ung thư vú...
Những nguyên nhân
Hút thuốc lá
90% trường hợp mắc ung thư phổi là kết quả của việc sử dụng thuốc lá nhất là ở những người nghiện thuốc lá thì nguy cơ ung thư phổi lại gia tăng tỉ lệ theo số điếu thuốc hút và thời gian đã hút thuốc. Những người hút hai hoặc nhiều hơn hai gói thuốc lá mỗi ngày thì trung bình cứ 7 người có một người chết vì ung thư phổi.
Hút thuốc lào và hút xì gà cũng có nguy cơ gây ung thư phổi, mặc dù không cao bằng hút thuốc lá. Theo một số thống kê của các chuyên gia về ung thư thì ở người hút mỗi ngày một gói thuốc lá thì nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 25 lần người không hút thuốc và nếu hút thuốc lào và xì gà thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người không hút thuốc khoảng 5 lần.
Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi
Trong khói thuốc có chứa hơn 4.000 hợp chất hóa học và có rất nhiều chất trong số đó đã được các nhà khoa học chứng minh là nguyên nhân gây ra ung thư, trong số đó thì nitrosamine và polycyclic aromatic hydrocarbons có vai trò rất lớn trong việc gây bệnh ung thư.
Để đề phòng bệnh ung thư phổi do thuốc lá cần phải giảm dần rồi tiến đến ngưng hẳn thuốc lá. Do đó, cai thuốc lá là biện pháp tốt nhất để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi mỗi năm vì sau khi ngưng hút thuốc lá các tế bào của phổi sẽ phát triển bình thường và dần thay thế các tế bào bị tổn thương trong phổi do thuốc lá gây ra.
Hút thuốc thụ động:
Hút thuốc thụ động là trường hợp người không hút thuốc nhưng lại hít phải khói thuốc lá của người hút thuốc và đây là một nguyên nhân làm cho tế bào ung thư phát triển để gây bệnh ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không hút thuốc sống cùng người hút thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi gần gấp 4 lần so với sống cùng người không hút thuốc.
Amiăng:
Amiăng là những sợi silicat rất nhỏ và nhẹ mà mắt người không thể nhìn thấy được, chúng thường có trong không khí ở những nơi xây dựng như xây nhà, đập phá nhà và sửa chữa nhà. Khi hít phải chúng có thể sẽ dẫn đến bệnh ung thư nhưng trong một thời gian dài khoảng 20 - 30 năm sau đó. Do đó, đối với những công nhân xây dựng thường xuyên phải tiếp xúc với amiăng thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 5 lần người thường. Và hơn thế nữa nếu người thường xuyên tiếp xúc với amiang mà hút thuốc lá thì nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng gấp 50 lần những công nhân chỉ tiếp xúc với amiăng.
Bệnh phổi mãn tính:
Sự hiện diện một số bệnh của phổi, đặc biệt là lao phổi có nguy cơ làm tăng sự phát triển của ung thư phổi gấp 4 - 6 lần so với nguy cơ của một người bình thường.
Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư phổi như các loại khói bụi từ các phương tiện giao thông, các khu công nghiệp, các nhà máy điện…cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các chuyên gia dự báo rằng, nếu tiếp xúc với không khí ô nhiễm nặng trong thời gian dài thì nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ tăng cao như ở những người hút thuốc lá thụ động.
Để phòng ngừa ung thư phổi, cần xây dựng một môi trường sống sạch, bầu không khí trong lành, từ bỏ thuốc lá và các chất gây nghiện và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư phổi.
Phòng ngừa thế nào?
Ngoài ra, cần phải hết sức “lắng nghe cơ thể” bởi các biểu hiện như thường cảm thấy đau tức ngực nhưng lại không có điểm đau xác định và kiểu đau giống viêm dây thần kinh liên sườn. Có khi đau quanh bả vai, mặt trong cánh tay… Đặc biệt nếu có hiện tượng khó thở, khó nói, nói giọng khàn, khó nuốt, gầy sút, sốt nhẹ... là bệnh đã tiến triển nặng vì khi đó khối ung thư đã phát triển lớn và chèn ép hoặc làm tắc khí phế quản.
Đối với những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, người hút thuốc lá hay những người mắc các bệnh như viêm phế quản mạn tính, lao phổi… cũng phải hết sức quan tâm đề có thể phát hiện sớm bệnh ung thư phổi.
Để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư phổi, cần quan tâm khi có bất cứ những dấu hiệu nào như: sút cân nhiều mà không rõ lý do, ho kéo dài hoặc ho ra máu, đau ngực, khó thở, khó nói, khó nuốt cần phải đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và điều trị ngay hoặc ở những người nghiện thuốc lá những người làm việc trong môi trường độc hại… Cần kiểm tra phổi bằng các xét nghiệm như: chụp hình phổi, xét nghiệm đàm, xét nghiệm dịch phế quản để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư phổi.