Người bệnh viêm đại tràng không điều trị sớm sẽ làm lớp niêm mạc đại tràng ngày càng tổn thương, lâu dần biến chứng thành mạn tính, ác tính và nhiều căn bệnh khác nguy hiểm, khó điều trị. (ảnh minh hoạ)
Viêm đại tràng được chia thành 2 loại chính, bao gồm viêm đại tràng cấp và viêm đại tràng mạn tính.
Thủ phạm chính gây viêm đại tràng cấp tính có thể kể tới một số nguyên nhân sau:
- Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn
- Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh
- Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim
- Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao
- Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em
- Nấm, đặc biệt là nấm Candida
- Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn
Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, ...
Thủ phạm chính gây viêm đại tràng mạn tính bao gồm:
- Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mạn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.
- Bệnh viêm đại tràng mạn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.
- Bệnh viêm đại tràng mạn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu.
Những nguyên nhân khiến bệnh viêm đại tràng trở nặng và tái phát từ thực phẩm
Những con đường dẫn đến viêm đại tràng
Do chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không điều độ, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt, lạm dụng rượu bia gây rối loạn chức năng và tổn thương niêm mạc đại tràng là những nguyên nhân phổ biến. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ dẫn đến táo bón, lâu ngày cũng dễ gây viêm đại tràng.
Do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng: Các loại vi khuẩn gây bệnh lỵ (Shigella, Salmonella), nhiễm nguyên sinh động vật (amip), nhiễm ký sinh trùng (giun sán)… có thể gây rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng cấp và mạn tính.
Do chế độ vận động không hợp lý: Thói quen ít vận động, ngồi nhiều, nhịn đại tiện gây táo bón làm tổn thương niêm mạc đại tràng dẫn đến viêm đại tràng.
Các nguyên nhân gây viêm đại tràng khác: Viêm đại tràng còn có thể do cơ thể thiếu canxi, vitamin A, C, E và khoáng chất Se; rối loạn thần kinh thực vật hoặc không có nguyên nhân.
Lạm dụng thuốc kháng sinh: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể tiêu diệt hết lợi khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra bệnh đại tràng.
Để chữa bệnh viêm đại tràng thì bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sỹ điều trị kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Tùy theo việc chẩn đoán bệnh lý đang ở giai đoạn nào? Viêm đại tràng cấp tính hay mạn tính mà từ đó bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Hầu hết thuốc được sử dụng để chữa bệnh đại tràng đều là thuốc kháng sinh, thuốc chống các loại nhiễm trùng, chống viêm, giảm đau, chống nấm, chống co thắt…..
Theo Y học cổ truyền, sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng. Để điều trị bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hổi công năng của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa nói chung, hạn chế những tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài lên cơ thể.
Có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả, một trong những bài thuốc cổ phương được ứng dụng nhiều nhất chính là hài bài thuốc cổ phương hơn 1000 năm tuổi “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử”. Đây là hai bài thuốc cổ phương được phối hợp hài hòa giữa các vị thuốc quý như Mộc hương, Hoàng đằng, Bạch truật, Bạch thược, Hoài sơn... Hai bài thuốc này khi được kết hợp với nhau sẽ vừa có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm hết các triệu chứng như tiêu chảy, sống phân, đau bụng…, vừa giúp cân bằng nhu động ruột, phục hồi và tăng cường công năng hệ tiêu hóa.
Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng Đông y để điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính. Ngoài ra, trong quá trình điều trị và sau khi khỏi bệnh, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tổng đài tư vấn miễn cước về bệnh đại tràng từ chuyên gia 1800 5454 35.
Đại Tràng Hoàn P/H – Ngôi sao thuốc Việt do Bộ Y Tế trao tặng Đại Tràng Hoàn P/H là thuốc thảo dược, bào chế từ hai bài thuốc “Sâm Linh Bạch Truật Tán” và “Hương Sa Lục Quân Tử” hơn 20 năm uy tín trên thị trường với tác dụng đặc trị viêm đại tràng mạn tính. Thành phần: Gói 4g gồm: Bột Bạch truật 0,65g; Bột Mộc hương 0,35g; Bột Hoàng đằng 0,40g; Bột Hoài sơn 0,42g; Bột Trần bì 0,25g; Bột Hoàng liên 0,54g; Bột Bạch linh 0,35g;Bột Sa nhân 0,35g; Bột Bạch thược 0,35g; Cao đặc cam thảo 0,04g; Cao đặc đảng sâm 0,22g; Mật ong vừa đủ 4g Công dụng: Chữa chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, kiết lỵ, viêm đại tràng cấp và mạn tính. Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 01 gói. Đợt điều trị 4 – 6 tuần. Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai, người tiểu đường. Tìm hiểu thông tin thêm về bệnh viêm đại tràng: www.viemdaitrang.com.vn Liên hệ: 1800 5454 35 Tác dụng không mong muốn: Chưa thấy có báo cáo. Số GPQC: 0790/2018/XNQC/QLD Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. |