Nguyên nhân gây ra máu giữa kỳ kinh

26-11-2016 07:39 | Đời sống
google news

Có một số nguyên nhân có thể khiến bạn bị ra máu giữa kì kinh.

Chuyển thuốc, bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai

Ra máu hay gặp ở những phụ nữ bắt đầu hoặc ngừng dùng thuốc tránh thai. Estrogen giúp bảo vệ niêm mạc tử cung và khi mới bắt đầu hoặc ngừng uống thuốc, có sự mất cân bằng trong lượng estrogen dẫn tới ra máu. Ra máu sẽ kết thúc trong 1 tới 2 tháng nhưng nếu không, tốt nhất là bạn nên đi khám bác sĩ.

Quên uống thuốc tránh thai

Quên uống thuốc tránh thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra máu. Vì vậy, hãy uống thuốc tránh thai ngay khi nhớ ra để đề phòng tình trạng này.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, hormon progestin và estrogen trong thuốc có thể khiến bạn bị ra máu ít. Ra máu ít sau khi dùng thuốc tránh thai là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

Quá stress

Stress cũng có thể khiến bạn bị ra máu ít. Stress làm tăng sản sinh cortisol, từ đó có thể khiến cho cơ thể giải phóng progesteron và estrogen dẫn tới kinh nguyệt thất thường và thậm chí là khiến bạn bị ra máu ít.

U xơ tử cung

Khi ra máu ít xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như đau vùng chậu và đau trong khi giao hợp, nó có thể là dấu hiệu bạn bị u xơ tử cung. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Suy giáp

Suy giáp không chỉ ảnh hưởng tới chuyển hóa mà nó còn có thể làm rối loạn chu kỳ kinh và dẫn tới ra máu. Tình trạng này có thể đi kèm các triệu chứng khác như cảm thấy lạnh hoặc mệt mỏi liên tục, rụng tóc, tăng cân. Tuy nhiên, suy giáp có thể điều trị sớm bằng thuốc.

Mang thai

Nếu bạn có quan hệ tình dục không dùng biện pháp tránh thai, có nhiều lý do để lo lắng khi thấy ra máu ít. Nếu bạn có thai, thai có thể làm tổ 10-15 ngày sau khi ra máu rải rác. Hãy xét nghiệm để xác định bạn có mang thai hay không.

Rụng trứng

Bạn cũng có thể bị ra máu khi đang rụng trứng. Điều này là bình thường. Rụng trứng trên thực tế là dấu hiệu của quá trình thụ thai lành mạnh và có thể là tin tốt nếu bạn đang cố gắng thụ thai.


BS Cẩm Tú
Ý kiến của bạn