Nguyên khí hao tổn – Gốc của mọi bệnh

23-12-2020 11:30 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS - Nhiều người trên 50 tuổi khi mắc những bệnh mạn tính như dạ dày trào ngược, xương khớp, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường… thường hay tặc lưỡi cho rằng tuổi mình có bệnh là bình thường. Sự thật không hoàn toàn thế!

Bệnh mạn tính – tất yếu hay sai sót?

Sự thật là số người mắc bệnh mạn tính thường tăng dần theo tuổi tác. Ở Mỹ, 75% người trên 65 tuổi có bệnh mạn tính, 50% có từ 2 bệnh trở lên. tại nước ta, tính đến nay cũng đã có hơn ¼ tổng dân số đã từng mắc bệnh. Sáu nhóm bệnh mạn tính phổ biến là: Ung thư, bệnh tiêu hóa (dạ dày, đại tràng), bệnh xương khớp, tim phổi,. huyết áp, rối loạn chuyển hóa (huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu).

Hầu hết các bệnh mạn tính đều có nguyên nhân không rõ ràng, nhưng theo các nhà khoa học Mỹ thì nguyên nhân chủ yếu là do ăn uống, cụ thể là không lựa chọn đúng các loại thức ăn có các tố chất phòng và kháng bệnh cho con người. Việc trên 50 tuổi mà mắc bệnh mạn tính - đó có còn là tất yếu?

Y học hiện đại và y học cổ truyền xử lý thế nào?

Không chỉ khác nhau về nguồn nguyên liệu, khác biệt mấu chốt nhất giữa y học hiện đại  và đông y là nằm ở nguyên tắc chữa bệnh. Có những câu như “Đông y chữa người bệnh, Tây y chữa bệnh của người”.

y học hiện đại coi trọng những chi tiết, chữa bệnh kiểu “mũi nhọn”

“Bệnh tại đâu chữa tại đó” là cách y học hiện đại sẽ tìm ra cơ quan bị bệnh rồi tiêu trừ ổ bệnh để cải biến bệnh lý. Có thể hiểu làtập trung nhiều vào chữa trị khi đã mắc bệnh.

Đông y xem xét toàn diện, chữa bệnh kiểu “cân bằng”

Đông y xem cơ thể như một tiểu vũ trụ, một chỉnh thể không thể phân chia. Các cơ quan tạng phủ đều có mối liên hệ chặt chẽ, cân bằng với nhau. Khi bệnh tật biểu hiện ở chỗ nào đó, đông y sẽ đồng thời tìm xem những tạng phủ nào đang cùng bị bệnh, sự cân bằng ở những đâu đang bị phá vỡ để điều hòa lại. Ngoài chữa bệnh, đông y cũng tập trung vào giai đoạn phòng khi chưa có bệnh.

Nguồn gốc sức khỏe theo quan điểm Đông y

Đó là nguyên khí. Nguyên khí được hình thành từ trong bào thai do cha mẹ truyền lại cho con cái. “Nguyên” là nguyên bản, “khí” là năng lượng. Nguyên khí dịch ra nghĩa là năng lượng gốc của cơ thể, khởi phát tất cả năng lượng hoạt động của các cơ quan tạng phủ khác, là gốc của tất cả các khí khác trong cơ thể, đồng thời nó cũng được coi là “suối nguồn” khi cung cấp năng lượng cho lục phủ ngũ tạng.

Đông y lại có câu “Khí hành huyết hành, khí trệ huyết ứ” thể hiện rõ quan điểm bệnh tật nảy sinh là do khí bị tắc ở đâu đó trong kinh mạch, cũng như một người có khí đủ huyết đầy thì cơ thể khỏe mạnh, tác nhân bên ngoài không thể gây bệnh mà môi trường bên trong cân bằng, hài hòa, hạn chế được các bệnh mạn tính.

Những nguyên nhân làm suy giảm nguyên khí

Có 2 điều cần nhớ ở đây:

  1. Nguyên khí được cha mẹ trao truyền cho con cái một lần trong quá trình hoài thai, sau đó luôn có xu hướng mất đi.
  2. Nguyên khí được nuôi dưỡng và gìn giữ bởi ăn uống và hít thở. Ăn uống, hít thở không đúng cách thì không nuôi dưỡng gìn giữ được, sẽ khiến nguyên khí cứ vậy mà hao tổn, từ đó sinh ra đủ thứ bệnh.

Những tình huống phổ biến trong cuộc sống hàng ngày gây hao tổn hoặc tiêu xài nguyên khí quá mức:

  • Không khí ô nhiễm khói bụi, nguồn nước, thực phẩm nhiễm bẩn.
  • Lối sống ít vận động không kích thích được sự lưu thông của khí huyết.
  • Các áp lực, căng thẳng, stress tinh thần.
  • Ảnh hưởng của các bệnh mãn tính như viêm dạ dày, viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn COPD, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, bệnh về gan và thận… (đã tắc nghẽn càng dễ thêm tắc nghẽn).
  • Quá trình mang thai và sinh đẻ của phụ nữ.
  • Quan hệ tình dục quá nhiều và không điều độ.
Phục hồi nguyên khí cải thiện bệnh mạn tính

Trong cơ thể, nguyên khí được tàng trữ trong huyệt Mệnh môn nằm giữa thận thủy và thận hỏa. Thủy nhờ có hỏa mới hóa được thành khí cũng giống như có lửa mới đun sôi được nước. Thủy hỏa cân bằng thì khí sung túc, thủy hỏa mất cân bằng thì khí bị hao tổn, suy kiệt.

Để phục hồi nguyên khí, cái quan trọng nhất là phải lập lại thế cân bằng âm dương thủy hỏa trong thận và toàn cơ thể. Chúng ta có thể dùng một số phương pháp sau:

  • Tập luyện các bộ môn như khí công, thiền, yoga để cân bằng lại âm dương trong cơ thể.
  • Chăm sóc thế giới tinh thần, dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng âm dương.
  • Sử dụng các công thức từ thảo dược thiên nhiên để bổ sung nguyên liệu âm dương hỗ trợ cơ thể nhanh chóng lập lại thế cân bằng.

Kết bài xin một lần nữa nhắc lại về tầm quan trọng của nguyên khí với các bệnh mãn tính. Đó là năng lượng gốc nuôi dưỡng, vận hành toàn bộ lục phủ ngũ tạng. Nguyên khí đủ đầy thì cơ thể khỏe mạnh, Nguyên khí hao tổn thì tắc nghẽn mà sinh bệnh. Vì thế gìn giữ, bồi đắp, phục hồi Nguyên khí ấy chính là biện pháp mang lại một sức khỏe bền vững.

TPBVSK Tuệ Đức Hoàn Nguyên Khí

Hỗ trợ Hồi phục Nguyên khí – Hỗ trợ Nâng cao sức đề kháng.


Thành phần: Đỗ đen, hà thủ ô, ngấy tía, sài hồ nam, ngũ gia bì gai.

Công dụng: Hỗ trợ bổ khí huyết, hỗ trợ phục hồi nguyên khí, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.

Đối tượng sử dụng: Người khí huyết suy giảm với các biểu hiện: mệt mỏi, gầy yếu, suy nhược cơ thể, tiểu đêm, ăn uống kém, chán ăn, râu tóc bạc sớm. Người mới ốm dậy cần tăng cường bồi bổ sức khỏe.

Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

Công ty Cổ phần Đông y Tuệ Đức – số 8/6 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: 02432.616868 / Tổng đài: 18006658 (miễn cước) / Hotline: 0984190861.

Giấy TNĐKCB số: 1452/2020/ĐKSP.

Giấy XNNDQC số: 2608/2020/XNQC-ATTP.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dược sĩ Quỳnh Diệp
Ý kiến của bạn